Bế tắc xử lý 60 tấn Cyanua giả từ Trung Quốc

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TP - Sở Công Thương Quảng Nam đang phối hợp Công an môi trường, các lực lượng chức năng giám sát và buộc 2 Cty Vàng Phước Sơn và Vàng Bồng Miêu (thuộc tập đoàn Besra Việt Nam) tiêu hủy 60 tấn Cyanua giả trước đó hai Cty này bị lừa nhập về Việt Nam.

Ngày 14/11, ông Phạm Bá Huyên, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - môi trường (Sở Công Thương Quảng Nam), cho biết: Đang phối hợp Công an môi trường, các lực lượng chức năng giám sát và buộc 2 Cty Vàng Phước Sơn và Vàng Bồng Miêu (thuộc tập đoàn Besra Việt Nam) tiêu hủy 60 tấn Cyanua giả trước đó hai Cty này bị lừa nhập về Việt Nam.

Số Cyanua trên được nhập về từ Trung Quốc, tuy nhiên khi xét nghiệm không có thành phần Cyanua và không rõ là hóa chất gì. 

Theo Phòng Kỹ thuật an toàn – môi trường, số lượng Cyanua trên được Cty nhập về từ tháng 8/2011 để phục vụ việc khai thác vàng tại hai mỏ vàng Phước Sơn và Bồng Miêu. Khi đưa vào sử dụng, Cty phát hiện không phải Cyanua.

Đến tháng 11/2011, Cty có kết quả kiểm định, thành phần hóa chất trên không có chất Cyanua. Cơ quan chức năng đã yêu cầu Cty khẩn trương xét nghiệm, xác định đây là hóa chất gì để tiêu hủy theo quy định.   

“Chúng tôi đã bị phía Cty Trung Quốc lừa đảo. Tháng 8/2011, công ty đặt mua Cyanua từ Cty hóa chất Tianjin Haina Tianyi Chemical (Trung Quốc) với số lượng 60 tấn. Tổng trị giá 12.720 USD (khoảng 2,1 tỷ đồng). Toàn bộ số hàng nhận được là giả, không phải là Cyanua. Chúng tôi chỉ phát hiện ra sau khi đã nhận hàng và chuyển lên mỏ mở các thùng hàng ra. Công ty lập tức liên lạc với nhà cung cấp nhưng không được. Họ không trả lời điện thoại và email. Sau một thời gian, chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với họ”.

Đại diện Tập đoàn Besra Việt Nam

Theo ông Nguyễn Ngọc Lân, cán bộ Phòng Kỹ thuật an toàn - môi trường (Sở Công Thương): Quá trình đoàn kiểm tra thực tế, có 40 tấn Cyanua dạng bột hiện đang được để nhà kho của nhà máy vàng Phước Sơn và 20 tấn ở nhà máy vàng Bồng Miêu. Số Cyanua đang được bảo quản an toàn trong các container. Do chưa xác định được số hóa chất trên độc hại hay không độc hại nên chưa có biện pháp xử lý. 

Cty yêu cầu được xử lý số hóa chất trên tại bãi thải của nhà máy, nhưng cơ quan chức năng không đồng ý vì Cty không đủ chức năng xử lý hóa chất độc hại. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu phải xét nghiệm tìm ra hóa chất rồi mới tính đến phương án. Nếu là chất độc hại, Cty phải phối hợp với đơn vị đủ chức năng trong việc xử lý để đảm bảo an toàn.   

Để đảm bảo an toàn và tránh rò rỉ số hóa chất trên, cơ quan chức năng Quảng Nam đã yêu cầu hai Cty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu cắt cử người bảo vệ các container chứa hóa chất đang để tại nhà kho của nhà máy. Tỉnh cũng giao Sở Công thương theo dõi, kiểm tra, giám sát phương án tiêu hủy của hai Cty và báo cáo trước ngày 30/12/2014.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.