'Bắt trend' thanh toán không tiền mặt, giao dịch online tăng vọt

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Những năm gần đây, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) ngày càng được ưa chuộng, không đơn thuần là thẻ ngân hàng, ứng dụng mobile banking…, mà nhiều sản phẩm thẻ mới, ưu việt, thanh toán QR cũng có chỗ đứng vững chắc.

Từ chợ đến siêu thị, cửa hàng thành thị hay nông thôn, ứng dụng di động, thanh toán dịch vụ công, giải trí, đi lại … số điểm chấp nhận TTKDTM tăng mạnh.

'Bắt trend' thanh toán không tiền mặt, giao dịch online tăng vọt ảnh 1

Chi tiêu nhỏ chỉ vài nghìn đồng như vé xe bus cũng có thể trả bằng thẻ ngân hàng

Người Việt nhanh chóng thích nghi

Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), TTKDTM đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Bỉ, Pháp, Canada…với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hàng ngày. Hầu hết các nước đã và đang triển khai công cuộc cải cách hệ thống thanh toán hiện đại, đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao của người dân.

Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng của Visa do CLEAR triển khai vào tháng 8 và 9/2021, được khảo sát trên 6.520 người tiêu dùng ở Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Myanmar và Campuchia, cho thấy thanh toán tiền mặt ngày càng giảm. từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra và sẽ còn tiếp tục giảm nhiều hơn nữa trong tương lai.

Lý do dẫn đến thay đổi này là vì các phương thức TTKDTM nhanh, tiện lợi, giảm nguy cơ lây nhiễm nên sự đón nhận của người dùng tốt hơn. Theo kết quả khảo sát của Visa, có ít nhất 65% người tiêu dùng cho biết lượng tiền mặt trong ví của họ đã giảm, thay vào đó họ sử dụng nhiều thẻ và các phương thức thanh toán không tiếp xúc hơn. Tại Việt Nam, các phương thức thanh toán không tiền mặt tiếp tục tăng mạnh.

Khảo sát gần đây của McKinsey cũng cho thấy, người dùng Việt Nam được đánh giá có mức độ chấp nhận ngân hàng số, thanh toán số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực, tăng 41 điểm phần trăm và đạt 82% trong năm 2021.

Đặc biệt, giới trẻ hào hứng đón nhận xu hướng này, nhiều bạn trẻ khẳng định, TTKDTM đã thành thói quen, có thể “sống khoẻ” dù không có tiền mặt.

Đi chợ không tiền mặt

Tại Việt Nam, sự phát triển của hoạt động TTKDTM đang thu hút sự quan tâm của người dân và các ngân hàng, DN tham gia lĩnh vực này. Các địa phương cũng chú trọng phát triển TTKDTM, cuối tuần qua, Đà Nẵng ra mắt mô hình chợ 4.0 không dùng tiền mặt.

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, năm 2021, hoạt động TTKDTM đạt mức tăng trưởng cao như qua kênh Internet tăng 48,8% về số lượng và 32,6% về giá trị, qua kênh điện thoại di động tăng 76,2% và 87,5%, thanh toán qua QRcode lên đến 200% so với 2020; tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt qua ATM trên tổng các giao dịch xử lý qua hệ thống của NAPAS giảm mạnh từ 26% năm 2020 xuống còn 12%.

Các ngân hàng cũng đang tích cực chuyển đổi số trong mọi giao dịch để gia tăng tiện ích, đem lại nhiều trải nghiệm mới cho khách hàng.

Chia sẻ tại họp báo Ngày Thẻ Việt Nam lần 2, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, trải qua các đợt dịch bệnh liên tiếp, qua theo dõi kết quả giao dịch, Vietcombank nhận thấy có sự biến động lớn về quy mô giao dịch tại các kênh giao dịch của ngân hàng.

Năm 2021, quy mô giao dịch qua các nền tảng số của Vietcombank tăng trưởng 62,5% về số lượng giao dịch và gần 30% về giá trị giao dịch so với năm 2020, tương ứng đạt khoảng 1,5 triệu giao dịch online bình quân/ngày.

Các hình thức TTKDTM cũng được khách hàng đẩy mạnh sử dụng, đặc biệt là phương thức thanh toán bằng mã QR với tổng quy mô thanh toán QR năm 2021 bằng 213% so với năm 2020. Đối với giao dịch thẻ nội địa, doanh số rút tiền mặt giảm đồng thời doanh số thanh toán thẻ tại các mạng lưới các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ của VCB tăng 25% so với cùng kỳ.

"Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, khách hàng cũng đã có sự thay đổi về cách thức sử dụng phương tiện thanh toán, hạn chế chi tiêu tiền mặt, chủ trọng TTKDTM và đặc biệt ưu tiên thanh toán trực tuyến", bà Oanh cho biết.

Chính sự phát triển này giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận, dễ sử dụng dịch vụ ngân hàng ở mọi nơi, mọi lúc, hạn chế tiếp xúc. Nhờ vậy, hoạt động TTKDTM cũng phát triển mạnh. Đại diện Hiệp hội Ngân hàng từng nhận định, với gần 50% dân số sử dụng thương mại điện tử, đặc biệt là thế hệ trẻ với hành vi tiêu dùng mới, với tỷ lệ lớn người dân chưa được tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thì tiềm năng của ngân hàng bán lẻ cũng như hoạt động TTKDTM tại Việt Nam là rất lớn.

Cả ngân hàng và khách hàng đều hưởng lợi

Với TTKDTM, ở phía khách hàng, họ được miễn tất cả các loại phí chuyển tiền trong nước trên mọi kênh giao dịch, bao gồm cả phí phát hành thẻ chip. Đồng thời, họ cũng được hưởng nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mại khi dùng ứng dụng ngân hàng. Ở phía ngân hàng, số lượng khách hàng mở tài khoản và sử dụng các dịch vụ thanh toán luôn tăng trưởng ổn định.

Theo mục tiêu của đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025, đến cuối năm 2025 giá trị TTKDTM gấp 25 lần GDP; TTKDTM trong thương mại điện tử đạt 50%; từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân, tăng số lượng điểm chấp nhận TTKDTM lên trên 450.000 điểm.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.