Một nghiên cứu gần đây của nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Vera Schluessel từ Viện Động vật học thuộc Đại học Bonn đứng đầu, được công bố trên tạp chí Scientific Reports cho thấy cá sọc vằn và cá đuối có thể thực hiện các phép tính đơn giản.
Giả sử có một số đồng xu trên bàn trước mặt bạn. Nếu số lượng ít, bạn có thể biết ngay chính xác có bao nhiêu đồng xu. Bạn thậm chí không cần phải đếm chúng - một cái liếc mắt là đủ. Cá sọc vằn và cá đuối gai độc giống con người một cách đáng kinh ngạc về mặt này: chúng có thể phát hiện chính xác số lượng nhỏ và có lẽ là không cần đếm. Qua đào tạo, chúng có thể phân biệt một cách chính xác số lượng dưới 5.
Tiến sĩ Schluessel giải thích: Để huấn luyện cho cá, các nhà nghiên cứu cho chúng lần lượt xem các thẻ bài. Trên thẻ là những ô màu xanh tượng trưng cho phép cộng, và màu vàng tượng trưng cho phép trừ với số lượng khác nhau.
Ví dụ như cá được xem tấm thẻ số 3 màu xanh, thêm số 1 thì cá phải phải tìm đến ô số 4. Nếu một con cá bơi qua đúng cổng thì chúng sẽ được thưởng.
Nhà nghiên cứu Vera Schluessel và các đồng nghiệp đã thực hiện trên 8 con cá cá sọc vằn và 8 con cá đuối.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 6 trong số những con cá sọc vằn và 3 trong số những con cá đuối gai độc có khả năng liên kết màu xanh với phép cộng và màu vàng với phép trừ.
Trung bình, cá sọc vằn học được các tính toán sau 28 buổi học và cá đuối gai độc sau 68 buổi học. Đối với chúng, phép cộng dễ hơn phép trừ.
Trong bài kiểm tra phép cộng, cá cá sọc vằn đã chọn 296 câu trả lời đúng trong số 381, chiếm 78% bài kiểm tra và cá đuối gai độc đã chọn câu trả lời 169 đúng trong số 180, chiếm 94%.
Trong bài kiểm tra phép trừ, cá sọc vằn chọn đúng 264 câu trả lời đúng trong tổng số 381 câu hỏi và cá đuối gai độc chọn đúng 161 câu trong 180 câu.
"Các con vật phải nhận ra số lượng đồ vật và đồng thời suy ra quy tắc tính toán từ màu sắc của chúng ... Nhìn chung, đó là một kỳ công đòi hỏi kỹ năng tư duy phức tạp."
TIẾN SĨ VERA SCHLUESSEL, VIỆN ĐỘNG VẬT HỌC TẠI ĐẠI HỌC BONN
Schluessel nhấn mạnh: Đây là một khám phá đáng ngạc nhiên vì cá không có vỏ não – bộ phận chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ nhận thức phức tạp ở động vật có vú.
Trước đó, các nhà nghiên cứu từng phát hiện ra rằng khả năng toán học cũng xuất hiện ở khỉ đột, khỉ, cá heo, voi, chim, kỳ nhông, thậm chí cả ong và nhện.