Bất chấp dịch, bất động sản vẫn tăng giá

0:00 / 0:00
0:00
Lượng lớn tiền được rút từ các lĩnh vực khác đang có xu hướng đổ vào bất động sản tìm cơ hội đầu tư, điều này góp phần tạo áp lực tăng giá
Lượng lớn tiền được rút từ các lĩnh vực khác đang có xu hướng đổ vào bất động sản tìm cơ hội đầu tư, điều này góp phần tạo áp lực tăng giá
TP - Tại TPHCM, nguồn cung khan hiếm, nhu cầu đầu tư bất động sản lớn đã tạo điều kiện cho các chủ đầu tư tăng giá bán ở tất cả phân khúc, từ căn hộ, nhà phố, biệt thự đến đất nền.

Phân khúc nào cũng tăng

Nhờ cửa hàng thực phẩm ăn nên làm ra trong dịch COVID-19, chị Vũ Diễm (ngụ quận Tân Phú, TPHCM) đang tìm mua thêm 1 căn nhà để làm của để dành. Sau 1 tuần khảo sát, chị nhận ra giá nhà tăng bất chấp khó khăn của dịch bệnh. “Hồi đầu năm, tôi đi xem căn nhà ở đường Nguyễn Văn Quá thuộc quận 12 giá 65 triệu đồng/m2. Lúc đó không đủ tiền mua, giờ quay lại chính căn nhà đó thì chủ nhà nói phải 74 triệu đồng/m2 mới bán. Ai nói dịch nên nhà giảm giá, chứ tôi đi chỗ nào cũng thấy tăng”, chị Diễm nói.

Tương tự, anh Lê Trung (ngụ quận 2, TPHCM) cho biết, vừa ký hợp đồng đặt cọc mua một căn hộ ở quận Bình Tân với mức giá mở bán gần 50 triệu đồng/m2. So với các căn hộ đã hoàn thiện gần đó, giá này cao hơn 8-10 triệu đồng/m2. “Tôi cứ nghĩ giá bán chỉ cao hơn căn hộ cũ tầm 3-4 triệu đồng/m2 thôi. Có thể do nguồn cung dự án căn hộ mới ít, lượng khách hàng đặt chỗ nhiều nên chủ đầu tư tăng giá. Tuy nhiên, bây giờ muốn kiếm dự án mới cũng khó nên đành chấp nhận”, anh Trung nói.

Bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho biết giai đoạn từ nay đến cuối năm 2021, nhiều chủ đầu tư đã bắt đầu lên kế hoạch giới thiệu sản phẩm ra thị trường. Dự kiến vào tháng 1/2022, người mua có thể đến tham dự các sự kiện giới thiệu hoặc mở bán dự án của chủ đầu tư, điều này giúp thị trường bất động sản đón tín hiệu tươi sáng về cả nguồn cung và giao dịch.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến giá nhà đất tiếp tục tăng trong đại dịch COVID-19 là nguồn cung khan hiếm, nhu cầu đầu tư bất động sản lớn. Báo cáo thị trường bất động sản TPHCM quý 3/2021 của Savills Việt Nam cho thấy, nguồn cung sơ cấp với chung cư chỉ đạt khoảng 3.000 căn, mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, giảm 70% so với năm trước. Tỷ lệ hấp thụ căn hộ trong quý 3 cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, với tổng lượng giao dịch toàn TPHCM chỉ hơn 400 căn, giảm 94% so với năm 2020. Đáng nói, do nguồn cung căn hộ hạn chế đã đẩy giá bán căn hộ trên thị trường thứ cấp tăng vọt. Trong quý 3/2021, giá căn hộ thứ cấp tăng lên đến 10% tại 11 quận huyện. Trong đó, huyện Nhà Bè có mức tăng giá bán thứ cấp cao nhất, lên tới 12%.

Trong khi đó, CBRE Việt Nam cho biết, quý 3 vừa qua, chỉ có 2 dự án thuộc phân khúc cao cấp thực hiện mở bán qua kênh bán hàng trực tuyến với 1.600 căn hộ, chỉ bằng 40% so với quý trước. Tỷ lệ bán của hai dự án chào bán mới trong quý 3 vẫn rất khả quan, đạt 82%. Giá bán trung bình trên thị trường sơ cấp tăng 17% so với quý 3/2020.

Bất chấp dịch, bất động sản vẫn tăng giá ảnh 1

Giá đất nền vẫn tăng trong dịch COVID-19

Tiền vẫn chảy vào nhà đất

Lý giải việc giá bất động sản vẫn có xu hướng tăng, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nói rằng, nguồn cung khan hiếm cộng với dòng vốn đổ vào bất động sản tương đối dồi dào là những nguyên nhân chính. Hiện nay một lượng lớn tiền rút từ các lĩnh vực khác đang có xu hướng đổ vào bất động sản tìm cơ hội đầu tư cũng tạo áp lực tăng giá. Dù kinh tế khó khăn do dịch COVID-19 thì nhu cầu nhà ở vẫn luôn cao. Càng trong dịch bệnh, người dân càng mong muốn sở hữu một ngôi nhà riêng an toàn. Từ đầu năm 2021, dòng tiền đổ vào bất động sản tăng nhanh khiến nhiều nơi còn xảy ra tình trạng sốt đất.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng tại các địa phương đã kiểm soát tốt dịch bệnh, có cơ sở hạ tầng và kết nối giao thông tốt, giá bất động sản vẫn có xu hướng tăng. “Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nguồn cung bất động sản khan hiếm, dẫn đến tình trạng thiếu hàng. Nhu cầu tiêu dùng của xã hội giảm nhưng nhu cầu đầu tư vẫn tăng trong bối cảnh các kênh đầu tư khác tiềm ẩn nhiều rủi ro kém hiệu quả, nên nhiều người lựa chọn bất động sản là kênh đầu tư để tiếp tục rót vốn. Giá đất tăng, giá đền bù, thuế sử dụng đất, nguyên vật liệu đầu vào, nhân công của các công trình xây dựng đều tăng... khiến cho giá đầu vào bất động sản ngày càng cao”, ông Đính lý giải.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng lĩnh vực bất động sản vẫn có những tín hiệu tích cực. “Ba năm vừa rồi, giá bất động vẫn tăng. Thị trường bất động sản cho thấy những tín hiệu lạc quan thời gian qua và khi dịch COVID-19 được kiểm soát, dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ”, ông Khởi nói.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.