Bảo mẫu ‘chúa sơn lâm’

TPO - Những con hổ Đông Dương được uống sữa, ăn thịt bò, thịt gà… và theo dõi sức khỏe hàng ngày một cách tỉ mỉ sau khi được giải cứu khỏi những tay buôn bán động vật hoang dã.

Clip: Cận cảnh quy trình chăm sóc đàn hổ Đông Dương tại Vườn quốc gia Pù Mát

Bảo mẫu ‘chúa sơn lâm’ ảnh 1

Đầu tháng 8/2021, 7 cá thể hổ Đông Dương được chuyển đến Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, Vườn quốc gia Pù Mát (huyện Con Cuông, Nghệ An) để điều trị, chăm sóc. Đây là những cá thể hổ được Công an tỉnh Nghệ An giải cứu khỏi những tay buôn bán động vật hoang dã.

Bảo mẫu ‘chúa sơn lâm’ ảnh 2

Anh Đặng Thanh Tuấn, nhân viên chăm sóc động vật hoang dã cho biết, khi mới tiếp nhận, con hổ đều yếu do bị tiêu chảy. Bởi thế, chúng được cho uống loại sữa nhập khẩu trong tháng đầu tiên.

Bảo mẫu ‘chúa sơn lâm’ ảnh 3

Khi chúng dần ổn định, nhân viên bắt đầu cho chúng làm quen với thịt bò bằng cách lấy nước luộc thịt bò pha với sữa. Khi con vật quen với mùi vị thì chuyển sang cho ăn bò tái, sống. Đến nay, mỗi ngày hổ được cho ăn thịt 2 lần sáng và chiều. Số lượng thịt sẽ tăng dần theo số cân nặng của hổ.

Bảo mẫu ‘chúa sơn lâm’ ảnh 4

Khẩu phần có thể thay đổi bằng thịt gà hoặc thỏ nhưng sẽ nhiều hơn, do hàm lượng calo không bằng thịt bò. Sau khi hổ ăn xong, nhân viên trung tâm cứu hộ sẽ đến dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

Bảo mẫu ‘chúa sơn lâm’ ảnh 5

Mỗi ngày, nhân viên của trung tâm cũng sẽ thay phiên nhau thăm đàn hổ thường xuyên để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường trên đàn hổ.

Bảo mẫu ‘chúa sơn lâm’ ảnh 6

Hai dãy nhà xây áp mặt vào nhau, ở giữa là lối đi, được ngăn ra thành các phòng là nơi chăm sóc hổ.

Bảo mẫu ‘chúa sơn lâm’ ảnh 7

Bên ngoài mỗi phòng đều có một tờ giấy A4 ghi rõ nội quy, lịch trình theo dõi, cho ăn, tiêm thuốc...

Bảo mẫu ‘chúa sơn lâm’ ảnh 8

Lãnh đạo Vườn Quốc gia Pù Mát cho biết, việc chăm sóc 7 con hổ sau cứu hộ đang gặp nhiều khó khăn, trong đó cơ sở vật chất là vấn đề nan giải nhất. Hiện dãy chuồng được dùng nhốt hổ mỗi gian rộng khoảng 15m2 bằng tường xây, cửa sắt. Chuồng nuôi chật hẹp, trong khi hổ ngày càng lớn thì bản năng và sinh hoạt cũng khác trước, đòi hỏi diện tích chuồng nuôi phải rộng hơn rất nhiều.

Bảo mẫu ‘chúa sơn lâm’ ảnh 9

Do không đáp ứng được yêu cầu về chuồng nuôi, lãnh đạo vườn quốc gia Pù Mát đã đề xuất với UBND tỉnh Nghệ An chuyển các con hổ tới các trung tâm cứu hộ khác ngoại tỉnh để phù hợp việc chăm sóc trong thời gian tới.

Tin liên quan