Bảo hiểm tàu cá, thành công nhìn từ công tác bồi thường

PJICO trao bồi thường cho ngư dân Nghệ An
PJICO trao bồi thường cho ngư dân Nghệ An
Chỉ còn khoảng hơn 1 tháng nữa là công tác triển khai bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ 67) sẽ hết hiệu lực, Chính phủ sẽ tiến hành tổng kết, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm triển khai trong giai đoạn tiếp theo.

Bên cạnh những điểm cần rút kinh nghiệm thì có thể thấy rõ hiệu quả của chính sách bảo hiểm mà ngư dân đang được hưởng lợi.

Nhìn nhận từ các chuyên gia trực tiếp triển khai bảo hiểm tàu cá cũng cho thấy chính sách phát triển thủy sản nói chung, chương trình hỗ trợ ngư dân tham gia bảo hiểm thuyền viên và tàu cá bảo hiểm tàu cá nói riêng đã phản ánh khách quan nhu cầu, nguyện vọng của phần đông bà con ngư dân tại 28 tỉnh thành ven biển trên cả nước. Sau gần 2 năm triển khai, ngư dân và doanh nghiệp bảo hiểm đều hứng khởi tham gia.

Nếu như trước Nghị định 67,  có tới hơn 20.000 tàu cá, ngư dân các tỉnh thành ven biển trong cả nước thì chưa biết nhiều về bảo hiểm tàu cá thì đến nay đã dần hiểu rõ ý nghĩa của chính sách này. Đơn cử, một tỉnh có số lượng tàu lớn như Quảng Ngãi vào năm 2014 toàn tỉnh có tới 5.400 tàu thuyền tham gia đánh bắt, khai thác thủy sản xa bờ nhưng chỉ có khoảng 10% chủ tàu tham gia bảo hiểm thì đến nay không ngừng gia tăng.

Nguyên nhân chính khiến bà con ngư dân ít tham gia bảo hiểm tàu cá được chỉ ra là do mức phí bảo hiểm quá cao, phần đông không đủ điều kiện tài chính để tham gia, mặc dù số đông ngư dẫn vẫn nhận thức được giá trị đảm bảo của bảo hiểm. Tuy nhiên sau khi có Nghị định 67 tỷ lệ ngư dân tham gia bảo hiểm được tăng lên rõ rệt.

Chưa có số liệu chính thức cập nhật nhưng chỉ tính riêng đến 6 tháng đầu năm 2016 cả nước đã có khoảng 14.977 tàu cá có công suất 90CV trở lên tham gia bảo hiểm, 145.960 thuyền viên được bảo hiểm trong đó tổng mức trách nhiệm bồi thường trong trường hợp xảy ra tổn thất lên tới 12.452 tỷ đồng (gấp 97 lần mức đóng phí bảo hiểm).

Nếu tính riêng tại một số tỉnh thành Bắc Trung Bộ thì Nghệ An được coi là một trong những địa bàn có tỷ lệ ngư dân tham gia bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ khá cao. 6 tháng đầu năm 2016, tỷ lệ tàu cá tham gia bảo hiểm tại địa bàn tỉnh Nghệ An đạt trên 72%, số tiền bảo hiểm. Trong đó, nhà bảo hiểm PJICO đã bồi thường cho bà con ngư dân khoảng 9.1 tỷ đồng và sẽ không dừng ở mức đó  trong thời gian tới nếu không may xảy ra sự cố bồi thường.

Ngoài những ưu đãi với việc nhà nước hỗ trợ tới 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên thì có không ít trường hợp  ngư dân được nhận bồi thường từ doanh nghiệp với số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Việc đẩy nhanh thủ tục bồi thường cũng như xác định nguyên nhân tổn thất cũng khiến ngư dân yên tâm hào hứng tham gia bảo hiểm, góp phần tạo nên thành công của Nghị định 67 nói chung và đảm bảo đời sống của ngư dân các tỉnh ven biển nói riêng.

6 tháng đầu năm 2016, tổng mức bồi thường bảo hiểm đã đạt 59.8 tỷ đồng, mức dự phòng bồi thường ước tính lên đến 82.1 tỷ đồng. Trong đó, PJICO đã chi bồi thường 22.4 tỷ đồng cho bà con ngư dân tham gia bảo hiểm,  mức dự phòng bồi thường của doanh nghiệp này cũng khoảng 41 tỷ đồng và con số này vẫn không ngừng tăng lên, hiện nay PJICO cũng đang cấp tập giám định hồ sơ để tiến hành bồi thường cho ngư dân.

Một số vụ bồi thường điển hình mà ngư dân nhận được trong thời gian qua có thể kể đến đó là vụ bồi thường lên đến 4 tỷ đồng cho ngư dân Trần Kim Trung chủ tàu BD-97157-TS bị cháy khi đang khai thác thủy sản ở vùng biển Trường Sa, hay vụ PJICO bồi thường 784 triệu đồng cho anh Thái Thuần Tốt ở Vũng Tàu chủ tàu BV0080TS do bị cháy nổ thân tàu, vụ PJICO bồi thường 402 triệu đồng cho ngư dân Nguyễn Văn Lượng ở Thái Bình chủ tàu TB90018 TS do bị chìm đắm… còn rất nhiều vụ bồi thường khác có giá trị hàng trăm triệu đồng trở lên.

Qua trao đổi thực tiễn với một số ngư dân, số đông bà con vẫn mong muốn “Chính phủ và doanh nghiệp bảo hiểm có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ hơn nữa để bà con chúng tôi có thể yên tâm, vững vàng niềm tin nơi biển khơi. Và để tiếp tục thành công, các doanh nghiệp bảo hiểm và bà con ngư dân cũng mong sự hỗ trợ mạnh mẽ  của chính quyền các cấp các ngành trong công tác hỗ trợ giám định, xác nhận nguyên nhân tổn thất để doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành bồi thường một cách khách quan thỏa đáng cho bà con ngư dân, giúp ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

MỚI - NÓNG
Người Tiền Phong luôn tiên phong
Người Tiền Phong luôn tiên phong
TP - Sau cơn bão số 4, mưa lũ dồn dập trút xuống nhiều tỉnh thành miền Bắc khiến nhiều bản làng, nhà cửa và hàng trăm người dân bị cuốn trôi, mất tích. Nhận lệnh từ Ban Biên tập báo Tiền Phong, nhóm phóng viên Bắc Trung bộ lập tức lên đường từ miền Trung ra miền Bắc để chi viện “điểm nóng”.