> Đề xuất sửa Điều 7 Luật Báo chí: Không phù hợp
> Bổ sung quy định yêu cầu báo chí cung cấp nguồn tin
Luật sư Nguyễn Tiến Lập (Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự) cho biết như trên, tại Hội thảo truyền thông và hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân, do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) tổ chức hôm qua (17/6).
Luật sư Nguyễn Tiến Lập cũng cho biết, thông tin trên căn cứ vào hai cuộc khảo sát xã hội học “Tiếp cận công lý tại Việt Nam từ góc nhìn của người dân”, năm 2003 và 2010, phỏng vấn trực tiếp 1.000 người ở 6 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền của cả nước.
Theo đó, khi hỏi người dân về khả năng gây ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đối với việc giải quyết các khiếu nại của họ nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm hại, vào năm 2003 có 64% các ý kiến phản hồi xác nhận có ảnh hưởng “tích cực” hoặc “rất tích cực”; năm 2010, những người dân được hỏi đồng ý với nhận định này đã tăng lên 82,9%.
Đến năm 2010, khi người dân được hỏi về luật sư và các Trung tâm Trợ giúp pháp lý, tỷ lệ “không biết” vẫn còn rất cao, 24,7% đối với luật sư, 63,1% đối với các Trung tâm.
“Báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong bảo vệ quyền lợi của người dân và đánh giá của người dân về những chế định này ngày càng thay đổi tích cực trong những năm gần đây”- Luật sư Lập nhấn mạnh.