TP - Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam ở giai đoạn cuối, báo Charlie Hebdo đã đăng tải nhiều hình vẽ ngay trên bìa để phản đối chiến tranh Việt Nam và sự can thiệp của Mỹ.
Tòa báo Charlie Hebdo vừa bị thảm sát ngày 7/1/2015 ở Paris vì những kẻ khủng bố cuồng tín đạo Hồi. Thực ra, Charlie Hebdo là tờ báo dùng hí họa chiến đấu vì tự do và hòa bình trên toàn thế giới chứ không phải một tờ báo nhằm vào một tôn giáo nào.
Mỹ cút khỏi Việt Nam
(Tờ “Hara Kiri Hebdo” là tờ báo gần như “tiền thân” của Charlie Hebdo). Tháng 5/1969, khi tổng thống Nixon vừa trúng cử đi thăm nước Pháp, họa sỹ Reiser đã vẽ để châm biếm một cuộc chiến không lối thoát. Tháng 12/1969, tờ báo lên án hành động tàn sát trẻ em và những người dân vô tội trong chiến tranh Việt Nam. Đặc biệt là vụ thảm sát hơn 500 người dân Mỹ Lai.
Việt Nam siêu sao
“Giê su siêu sao” là một vở nhạc kịch của Andrew Lloyd Webber và Tim Rice vang dội ở Broadway (Mỹ) năm 1972. Tác giả muốn nói hình ảnh Việt Nam như chúa Giê su thánh tuẫn trên cây thánh giá đang ám ảnh khắp nước Mỹ.
Những ông chủ ấn nút ném bom ở VN Chiến tranh VN là cuộc chiến tranh điện tử. Hàng triệu đô la để chi phí cho cuộc chiến. Thế giới lên án những cái nút điện tử đã gây thảm sát, giết người ở VN.
Gậy ông đập lưng ông Hội nghị Paris chuẩn bị ký kết, Mỹ mở chiến dịch sử dụng B 52 ném bom miền Bắc VN tháng 12/1972. Nixon đã bị nhằm trúng. Việc ném bom đã làm Mỹ phải đi đến ký kết chấm dứt chiến tranh VN.
“Nhỏ quá không đủ cỡ, sẽ lại lắm chuyện đây”
Việt Nam siêu sao
Những ông chủ ấn nút ném bom ở VN
Gậy ông đập lưng ông
Một số bìa báo về chiến tranh Việt Nam thể hiện sự can đảm dấn thân của tổng biên tập và các nhà hí họa vì hòa bình. Những người yêu hòa bình và tự do đã ủng hộ Charlie Hebdo.
Chính vì thế mà số báo ra đời sau vụ thảm sát dã man với 5 triệu bản vừa ra buổi sáng đã bán hết. Charb, Cabu, Wolinski, Tignous cùng tờ báo Charlie Hebdo đã trở nên bất tử.