Bán báu vật làm nông thôn mới

Chiếc sanh đồng đã được bản Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) bán cho ông Hà Văn Sỹ. Ảnh: Hoàng Lam
Chiếc sanh đồng đã được bản Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) bán cho ông Hà Văn Sỹ. Ảnh: Hoàng Lam
TP - Để có tiền làm đường, xây dựng nông thôn mới, nhiều bản của xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) phải bán đi những “báu vật” của bản.

Theo ông Hà Văn Sỹ (bản Hiêu, xã Cổ Lũng) cho biết: Năm 2014, sau khi họp bàn cả bản Hiêu, người dân trong bản quyết định bán chiếc sanh đồng để lấy tiền làm đường giao thông, xây dựng nông thôn mới. Chiếc sanh đồng này nặng 84 kg, có 4 tay cầm, đường kính miệng sanh gần 1 m, cao gần 50 cm. Trên vành phía mặt trong có cả chữ Hán và chữ quốc ngữ, ghi năm 1929.

Sanh đồng này là tài sản chung của bản Hiêu nhiều năm qua. Mỗi khi bản, làng có việc lớn, tổ chức nấu nướng ăn tập thể thường mang sanh đồng ra sử dụng.

Sau khi bản Hiêu quyết định bán chiếc sanh đồng, chiếc sanh đồng được ông Hà Văn Sỹ mua với giá 64 triệu đồng. “Chiếc sanh đồng này như báu vật mang lại phúc lộc cho người dân bản. Vì vậy, gia đình tôi cố gắng để mua lại chiếc sanh đồng này. Đã có người ở địa phương khác tìm đến hỏi mua với giá cao, nhưng gia đình tôi vẫn quyết lưu giữ lại”.

Được biết, ngoài bản Hiêu ra, ở bản Lọng của xã Cổ Lũng cũng đã bán 2 vạc đồng (một cái to, một cái nhỏ) được 120 triệu đồng để góp vào làm đường, xây dựng nông thôn mới.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.