Bài về hoạt động từ thiện của ông Trump đoạt giải Pulitzer

Nhà báo David Fahrenthold (phải) là diễn giả trên kênh truyền hình CNN giai đoạn ông Donald Trump tranh cử tổng thống. Ảnh: CNN.
Nhà báo David Fahrenthold (phải) là diễn giả trên kênh truyền hình CNN giai đoạn ông Donald Trump tranh cử tổng thống. Ảnh: CNN.
TP - "Đừng bao giờ tin vào những giá trị bề mặt”. Đó là châm ngôn làm báo điều tra của nhà báo Mỹ David Fahrenthold, 39 tuổi, công tác tại tờ The Washington Post.

Hôm qua, ông đoạt giải thưởng báo chí Pulitzer năm 2017 sau khi đeo bám đề tài suốt nhiều năm để tìm ra sự thật đằng sau những hoạt động từ thiện của ông Donald Trump trước khi ông trở thành tổng thống Mỹ. 

Ngay sau cuộc bầu cử sơ bộ của bang Iowa (các chính đảng chọn ứng viên tổng thống của đảng mình - người sẽ được bang ủng hộ tại các đại hội đảng toàn quốc), nhà báo Fahrenthold tìm hiểu về đường đi của 6 triệu USD mà ông Trump nói sẽ quyên góp cho các cựu binh, trong đó có 1 triệu USD từ tiền túi của ông.

Nhà báo Fahrenthold sớm phát hiện ra rằng, vị ứng viên tổng thống đã phát một phần nhỏ số tiền ông quyên góp được nhưng rồi dừng phát tiền. Đây là điểm khởi đầu của hành trình điều tra, khám phá các hoạt động từ thiện của ứng viên Trump.

Nhà báo Fahrenthold nhận thấy rằng, nhiều tuyên bố từ thiện của ông Trump trong nhiều năm đã bị phóng đại và thường không được hiện thực hóa. Thậm chí ông Trump còn dùng tiền của Quỹ từ thiện Donald J. Trump cho những hoạt động không phải là thiện nguyện, như mua chiếc mũ bảo hiểm và áo thi đấu của cầu thủ bóng bầu dục Tim Tebow với giá 12.000 USD vào năm 2012, hai bức tranh lớn vẽ chân dung ông với giá 30.000 USD.

Thông qua mạng xã hội Twitter, nhà báo Fahrenthold đã hỏi 450 tổ chức từ thiện liệu ông Trump có bao giờ tặng tiền hay không. Biên tập viên Martin Baron của tờ The Washington Post cho hay, theo cách làm báo truyền thống, phóng viên giữ bí mật công việc điều tra của mình đến khi họ có đủ thông tin để viết bài. Còn cách của nhà báo Fahrenthold là chia sẻ các câu chuyện của mình trên Twitter và công khai đề nghị độc giả cung cấp thông tin thêm.

Biên tập viên Baron cho rằng, cách làm báo kiểu này giờ được gọi là “phương pháp Fahrenthold”. Cách làm báo này đã được nhà báo Fahrenthold áp dụng khi ông còn là sinh viên thực tập tại The Washington Post năm 2000.

Nhà báo Fahrenthold còn có một bài báo gây chấn động vì tiết lộ việc ông Trump có những bình luận thô tục và khoe khoang về việc sờ mó phụ nữ trong một buổi phỏng vấn (phần này không được phát sóng) trên chương trình truyền hình “Access Hollywood” năm 2005.

Theo Theo Washington Post
MỚI - NÓNG
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo giải quyết kiến nghị về sổ đỏ của 500 hộ dân Sóc Sơn
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo giải quyết kiến nghị về sổ đỏ của 500 hộ dân Sóc Sơn
TPO - Về việc 500 hộ gia đình có nhu cầu cấp chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng nhiều năm chưa thể thực hiện do vướng điều chỉnh quy hoạch Sân bay Nội Bài, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát lại các quy định, sớm giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.