Bài thuốc hay từ lá, củ khoai lang

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Loại củ quen thuộc từ bao đời nay mang lại nhiều lợi ích bất ngờ, trong đó cũng có lợi ích chữa bệnh.

Chữa cảm sốt mùa hè: Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.

Thiếu sữa: Lá khoai lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.

Chữa viêm dạ dày: Lấy nước cốt khoai lang sắc uống ngày 3 lần. Mỗi lần một chén, uống liền 3 tuần, nghỉ 1 tuần có thể uống tiếp.

Chữa ngộ độc sắn: Khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.

Say tàu xe: Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.

Chữa tiểu đường: Lá khoai lang tươi 250g, bí đao 50g. Nấu canh ăn.

Bỏng: Lá khoai tươi rửa sạch, giã nhuyễn đắp lên vết bỏng.

Điều trị ung thư:

- Ung thư kết tràng, trực tràng: Khoai lang tươi cả vỏ nấu cháo với gạo tẻ, đường.

- Ung thư tử cung: Bột khoai lang 150g, khoai tây 200g, bột hạt hẹ 3g, thịt lợn nạc 50g, ít tôm nõn, táo đỏ, gia vị tùy ý. Dùng hai loại bột khoai làm vở, các nguyên liệu còn lại làm nhân, vo viên, hấp chín. Dùng như món ăn bình thường.

Chú ý: Đừng bảo quản khoai lang trong tủ lạnh, nó sẽ nhanh hỏng hơn, bị mất mùi vị và héo.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Vì sao từ khóa phông bạt vào đề văn lớp 10?
Vì sao từ khóa phông bạt vào đề văn lớp 10?
TPO - Đề văn của một trường THPT tại TPHCM ra yêu cầu ngắn gọn: "Hãy viết bài văn nghị luận bàn về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay". Một số phụ huynh nhận định đề thi thú vị, mang tính thời sự. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng từ "phông bạt" xuất hiện trong đề thi là không phù hợp.