Ba cơ sở ĐH Việt Nam lọt top thế giới: Đứng ngoài cuộc cũng thấy “cay mũi“

Ba cơ sở ĐH Việt Nam lọt top thế giới: Đứng ngoài cuộc cũng thấy “cay mũi“
TPO - Đó là nhận định của PGS. TS Trần Văn Tớp, phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội khi nói về cuộc đua xếp hạng ĐH trên thế giới đối với các trường ĐH Việt Nam.

Giáo dục Đại học (ĐH) Việt Nam vừa nhận một tin vui lớn nhất từ trước đến nay là 3 cơ sở giáo dục ĐH lọt Top thế giới trong bảng xếp hạng ĐH THE. Với những điều kiện hiện nay, việc này không dễ nhưng cũng không bất khả thi.

Khó như lọt Top

Tại bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS) năm 2018, 2 ĐH Quốc gia của Việt Nam đã lọt vào top 1000 trường ĐH tốt nhất thế giới. Năm 2019, trường ĐH Tôn Đức Thắng đã lọt vào Top của ĐH Giao thông Thượng Hải (ARWU). Mới đây nhất ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Bách khoa Hà Nội đã lọt tTop 1000, ĐH Quốc gia TPHCM lọt Top 1000+ của Times Higher Education World University Ranking (THE WUR).

Theo PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội, để lọt vào Top 1000 trường ĐH trong các bảng xếp hạng quốc tế rất khó. Bằng chứng là trước ngày 12/9/2019, chưa có một trường ĐH nào của Việt Nam được xếp trong bảng xếp hạng của THE. Do vậy, việc được đứng vào và xếp hạng 800+ cùng nhiều trường ĐH danh giá trong số hàng chục nghìn các trường ĐH thế giới, có “bất khả thi” không?

 
Ba cơ sở ĐH Việt Nam lọt top thế giới: Đứng ngoài cuộc cũng thấy “cay mũi“ ảnh 1 Sinh viên ngành y dược, ĐH Quốc gia Hà Nội trong một giờ học


PGS. Trần Văn Tớp nhớ lại vào tháng 4/2017, trong Hội nghị tập huấn công tác của trường ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS. TS. Hoàng Minh Sơn, hiệu trưởng nhà trường đặt ra câu hỏi này.

Trong buổi trao đổi với tập thể lãnh đạo cao nhất của Trường, GS. TS Nguyễn Hữu Đức, lúc đó là Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “So với ĐH Quốc gia, Bách khoa Hà Nội không hề thua kém và ở một số chỉ số có thể còn hơn”. Câu góp ý này làm PGS. TS Tớp cảm thấy “cay cay sống mũi” khi chúng ta đang đứng ngoài cuộc “chơi” của các trường ĐH thế giới và khu vực. Đã là một cuộc chơi, phải có “luật chơi”, tức là các quy định, các nguyên tắc và các chỉ số, các trọng số…

Mãi đến năm 2017, ĐH Bách khoa Hà Nội cũng mới “để mắt” đến việc xếp hạng của QS và THE. “Cuộc đua để đạt thứ hạng cao” đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực và ý chí mà cần phải có chiến lược, có đầu tư... và chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt. Có một điều chắc chắn, hiện nay cũng khó kỳ vọng vào việc các trường ĐH Việt Nam có thể tăng nhanh được vị trí trong các bảng xếp hạng quốc tế” – PGS.TS Trần Văn Tớp nói.

Mạnh ai nấy làm

Theo TS. Lê Văn Út, trường ĐH Tôn Đức Thắng, việc Việt Nam có trường ĐH lọt Top trong bảng xếp hạng quốc tế là một điều đáng mừng. Nhưng với hơn 200 trường ĐH, quanh đi quẩn lại chỉ vài “gương mặt” quen thuộc như 2 ĐH Quốc gia (có mặt ở các bảng xếp hạng khu vực và quốc tế ở QS, THE), ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng. Bên cạnh đó, có thêm một số gương mặt “tiềm năng” trong tương lai như ĐH Cần Thơ, ĐH Duy Tân… Số còn lại, TS. Út cho rằng rất khó có thể có khả năng lọt Top.

Vì Việt Nam không có sự đầu tư ở tầm vĩ mô cho vấn đề xếp hạng. TS. Út lấy ví dụ như Trung Quốc, họ có một chiến lược lớn về xếp hạng. Ở Phần Lan, nếu trường ĐH nào không có tên trong bảng xếp hạng sẽ bị sápt nhập. Còn tại Việt Nam hiện nay, mạnh trường nào trường đó làm. Cơ quan quản lý nhà nước chưa có một chính sách đồng bộ để thúc đẩy các trường tham gia xếp hạng. Tất cả những trường lọt Top xếp hạng đều là do các trường tự thân vận động.

Theo TS. Lê Văn Út: "Quy định đảm bảo chất lượng của cơ quan quản lý nhà nước của chúng ta cũng không “giống ai”. Những quy định được đưa ra chỉ là “chuyện bếp núc” của các trường ĐH mà không nhìn được những cái tổng thể, vĩ mô. Cơ quan quản lý mới chỉ đang loay hoay với kiểm định ĐH. Mà kiểm định cũng mới chỉ là trung tâm của ĐH này kiểm định ĐH kia và ngược lại…

Tại Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững năm 2019 do Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh tổ chức vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, trong khi Chính phủ đầu tư cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông ở mức khá cao thì chỉ dành 0,33% GDP cho giáo dục ĐH.

Đây cũng là một trong những mức đầu tư thấp nhất trên thế giới khi trung bình của các nước OECD (các nước phát triển) là 1,1%. Chi tiêu cho mỗi sinh viên đại học, tính theo % GDP bình quân đầu người, chỉ bằng 2/3 so với giáo dục phổ thông và 1/3 so với các nước OECD. Không có chiến lược, đầu tư thấp là hai trong số các nguyên nhân chính được TS. Út cho rằng đang cản trở sự “nhập cuộc” của các trường ĐH Việt Nam trong cuộc đua xếp hạng ĐH.

MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.