Trên website của ARWU, trường ĐH Tôn Đức Thắng của Việt Nam đứng ở top 901 – 1000.
Đứng đầu bảng xếp hạng năm 2019 của ARWU là các đại học lừng danh của thế giới: Harvard, Stanford, Cambridge, MIT. Thậm chí trong top 20 cũng chủ yếu là các trường ĐH đến từ Mỹ.
Theo TS. Phạm Hùng Hiệp, chuyên gia về xếp hạng ĐH, thì bảng xếp hạng ARWU được coi là bảng xếp hạng khó nhất hiện nay trên thế giới. “Lọt vào top của THE hay QS là khó; thì lọt vào ARWU sẽ là rất khó. Vì phần lớn các tiêu chí của ARWU đều hướng về mục tiêu nghiên cứu; mà lại là nghiên cứu ở level cao”.
TS. Phạm Hùng Hiệp cho biết, tập dữ liệu về bài báo khoa học của ARWU yêu cầu cao hơn so với các bảng xếp hạng còn lại. Cụ thể như ARWU chỉ dùng bài báo được đăng tải trên các tạp chí ISI (khoảng trên 12.000 tạp chí).
Còn các bảng xếp hạng khác thì dùng cả bài báo trên ISI và trên Scoupus (24.000 tạp chí). Không những thế, ARWU còn đòi hỏi chỉ số trích dẫn các bài báo phải cao. Với các bảng xếp hạng khác, các trường ĐH có thể thay bằng các chỉ số khác như sinh viên quốc tế.
TS. Phạm Hùng Hiệp cũng thông tin, năm 2019, ARWU dùng 4 nhóm chỉ số chính. Thứ nhất, những cữu sinh viên đạt giải thưởng Nobel và Fields. Thứ hai, đội ngũ giảng viên cũng được xét theo hai tiêu chí: đạt giải Nobel, Fields và số lượng giảng viên có bài báo khoa học nằm trong nhám được trích dẫn nhiều. Thứ ba là bài báo trên tạp chí ISI. Thwu4 là trọng số dựa trên 3 tiêu chí trên.
“Có thể thấy, ĐH Tôn Đức Thắng của Việt Nam không thuộc trường có nhóm chỉ số thứ nhất và thứ 2.. Nhưng trường “ăn điểm” ở nhóm chỉ số thứ 3, công bố bài báo khoa học” – TS. Phạm Hùng Hiệp nói.