Bà bầu dễ tàn phế, tử vong vì những tai biến này

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Bị chẩn đoán nhau cài răng lược, cô Ella Clarke, sống ở Devon, Anh phải trải qua ca mổ bắt con khẩn cấp. Em bé chào đời an toàn nhưng Ella bị cắt bỏ toàn bộ tử cung, đau lòng hơn cô còn phải phẫu thuật để bỏ luôn cả đôi chân của mình.

Theo các BS, được chẩn đoán bị nhau tiền đạo - tình trạng xảy ra khi một phần hoặc tất cả bánh nhau nằm vắt ngang qua cổ tử cung của người mẹ. Chính bởi lý do này mà mặc dù em bé phát triển tốt nhưng vẫn phải chào đời bằng phương pháp sinh mổ. 

Khi Ella nằm trên bàn mổ, các bác sĩ đã nhận ra rằng nhau thai của cô "nhúng" sâu trong thành tử cung, dẫn đến một biến chứng gọi là nhau cài răng lược. Thông thường, nhau thai sẽ tách ra khỏi thành tử cung sau khi sinh, nhưng với nhau cài răng lược thì một phần hoặc toàn bộ nhau thai vẫn bám chặt. Điều này có thể gây ra mất máu trầm trọng.

Ca mổ thành công, em bé được đưa ra ngoài nhưng nửa giờ sau khi làm thủ thuật, Ella bắt đầu bị chảy máu quá nhiều do biến chứng. Các bác sĩ đã phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung khẩn cấp và truyền máu 5 lần cho Ella. Bà mẹ mới sinh thậm chí đã bị hôn mê và phải chuyển sang chăm sóc đặc biệt. 

Trong 24 giờ tiếp theo, các bác sĩ vẫn tiếp tục theo dõi tình trạng của Ella một cách cẩn thận bởi chứng huyết khối - một tác dụng phụ thường gặp khi sản phụ bị nhau cài răng lược. Tuy nhiên, theo Ella, các bác sĩ đã quên kiểm tra lại cho cô trong 6 tiếng đồng hồ, khiến chân cô bị đông máu; sự lưu thông máu ở bộ phận này ngừng lại. Cuối cùng, không còn sự lựa chọn nào khác, Ella phải cắt bỏ đôi chân của mình. 

Tai biến sản khoa là vấn đề sức khỏe xảy ra có liên quan đến tình trạng mang thai, có thể xảy ra trong lúc mang thai, trong lúc chuyển dạ, trong lúc sẩy thai hay sinh non, trong thời gian hậu sản (6 tuần sau sinh). Tai biến sản khoa có thể khiến người mẹ bị tàn phế, thậm chí tử vong cả mẹ và thai nhi.

Nhau cài răng lược là một tai biến sản khoa hiếm gặp. Nhau cài răng lược thường gây chảy máu âm đạo trong ba tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, nếu sản phụ bị xuất huyết âm đạo, hãy đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Biến chứng này có thể được chẩn đoán bằng siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI).

Các xét nghiệm này không đau và an toàn cho người mẹ và thai nhi. Lựa chọn sinh thường là cách làm giảm nguy cơ bị nhau cài răng lược trong các lần mang thai sau. Chỉ sinh mổ nếu điều đó là cần thiết cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Ngoài ra, việc nạo phá thai cũng làm tăng nguy cơ bị nhau cài răng lược.

Ngoài nhau cài răng lược, 5 vấn đề thường gặp nhất trong tai biến sản khoa là băng huyết sau sinh, tiền sản giật, nhiễm trùng hậu sản, vỡ tử cung và uốn ván rốn.

MỚI - NÓNG
Lưu ý hồ thủy điện Thác Bà tình huống xả lũ khẩn cấp
Lưu ý hồ thủy điện Thác Bà tình huống xả lũ khẩn cấp
TPO - Bộ Công Thương đã kiểm tra đập chính và 8 đập phụ của hồ thủy điện Thác Bà, tỉnh Yên Bái. Kiểm tra trực quan đập không có bất thường. Bộ Công Thương yêu cầu Công ty Thủy điện Thác Bà cần huy động tối đa nguồn lực, thiết bị để thông tin cảnh báo, thông báo sớm nhất cho chính quyền địa phương, người dân khu vực phía hạ du trước khi tiến hành xả lũ theo quy trình và theo lệnh vận hành của cơ quan thẩm quyền, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.