TP - Thời gian gần đây, mặc dù cơ quan có trách nhiệm đã tiến hành dọn các đống đất, phế thải đổ trộm trên tuyến đường gom của Đại lộ Thăng Long (Hà Nội), nhưng tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra.
TP - Đại lộ Thăng Long là một cửa ngõ chính của thủ đô Hà Nội, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường hiện đại. Tuy nhiên, hiện nay trên đại lộ này, trong đó có các tuyến đường gom vẫn xảy ra tình trạng có những đàn trâu, bò đi dưới lòng đường hoặc đi cắt sang đường gây mất an toàn giao thông.
TP - Khu đô thị Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội) được xây dựng từ những năm 2000, gồm hàng trăm căn biệt thự, nhà vườn liền kề với mức đầu tư nhiều tỷ đồng.
TP - Cầu Đá là con sông nhỏ, trước đây hoạt động chủ yếu như một kênh tiêu nước, hiện chảy qua địa bàn các phường Cổ Nhuế 1, Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm), Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội) và đổ về sông Nhuệ. Do sông hiện bị ô nhiễm nặng, nên năm 2010, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định cống hóa sông Cầu Đá, nhưng đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành.
TP - Tại công viên Tuổi trẻ Thủ Đô (phường Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội), hệ thống thiết bị vui chơi thuộc diện hiện đại nhất Thủ đô hiện đang xuống cấp trầm trọng, dẫn đến tình trạng bị bỏ hoang một thời gian dài qua.
TP - Tại sân khu chung cư No1 tại phố Chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội) gần đây xuất hiện một thùng container được sử dụng làm kho chứa đồ, gây ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt của người dân nơi đây.
TP - Những năm trước, bến thủy Hồ Tây chạy dọc từ số nhà 2 đến số nhà 10 phố Nguyễn Đình Thi là điểm hoạt động của các nhà thuyền ăn uống trên Hồ Tây. Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, hơn nửa năm trước, phần lớn số nhà thuyền này đã tiến hành di dời về khu vực Đầm Bảy (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) để không làm ảnh hưởng đến môi trường mặt nước Hồ Tây, nhưng hiện vẫn còn hai nhà thuyền “nằm trơ” tại đây (ảnh).
TP - Dốc La Pho là đoạn đường nối giữa phố Thụy Khuê và đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội). Lợi dụng đường khuất nẻo, dốc La Pho trở thành nơi thường xuyên bị đổ trộm phế thải xây dựng.
TP - Trước tết Trung thu gần một tháng nay, tại một số tuyến phố của Hà Nội có những quầy bánh trung thu được dựng trên vỉa hè để bán hàng gây khó khăn trong công tác quản lý đô thị.
TP - Mặc dù đã có biển “Cấm họp chợ, bán hàng rong”, nhưng tại ngõ 51 phố Trần Điền (phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội), gần cổng sau của Bệnh viện Bưu điện vẫn hình thành một chợ cóc.
TP - Tại khu đất công cuối ngõ 189 đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên, Hà Nội) hiện tồn tại một bãi để ô tô. Do ngõ hẹp nên mỗi khi ô tô ra vào bãi đỗ xe trên gây cản trở giao thông, dễ va chạm với người đi trong ngõ.
TP - Tuy chỉ là ngõ, nhưng ngõ 205 đường Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là tuyến giao thông quan trọng để người dân có thể di chuyển ra đường Phạm Văn Đồng và các tuyến đường lân cận.
TP - Sau khi đường Trường Chinh (Hà Nội) được nâng cấp, mở rộng, hiện vẫn còn một đoạn đường (nằm đối diện ngõ 109 đường Trường Chinh) có khoảng trống rộng chưa làm dải phân cách, hiện được cấp có trách nhiệm tạm quây lại. Lợi dụng việc này, một số người dân biến nơi đây thành nơi để ô tô.
TP - Ngõ 84 phố Chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội) rộng như phố, có lòng đường và vỉa hè rộng rãi. Tuy nhiên, hiện nay trên đoạn vỉa hè dài hàng trăm mét tại ngõ này lại đang bị chiếm dụng, gây nhếch nhác, mất vệ sinh và cản lối người đi bộ.
TP - Sau dự án cải tạo của UBND thành phố Hà Nội, ngõ 553 đường Giải Phóng trở thành một đường đẹp chạy dọc sông Sét. Tuy nhiên, do đây chỉ là một đường nhánh ra đường lớn Giải Phóng nên nhiều người đã lợi dụng sự ít kiểm soát để đỗ ô tô “vô tư” dưới lòng đường, gây cản trở và mất an toàn giao thông.
TP - Tại vỉa hè phố Võ Thị Sáu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cạnh một nhà chờ xe buýt có tấm tôn dựng như bức tường chắn ngang toàn bộ vỉa hè khiến người đi bộ qua đây phải bước xuống lòng đường.
TP - Vài năm trước, hồ Đầm Tròn (ngõ 135 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội) được cải tạo, đem lại cảnh quan môi trường, tạo không khí trong lành và là nơi để người dân trong khu vực đi dạo, tập thể dục.
TP - Nhiều năm trước, dãy ki ốt nằm tại vị trí nút giao thông đầu đường Hồ Đắc Di (quận Đống Đa, Hà Nội) là lều lán của một đơn vị xây dựng. Sau khi hoàn thành công trình, dãy ki ốt này không bị phá đi mà tồn tại đến nay, hiện được sử dụng làm địa điểm kinh doanh.
TP - Tại đường Lê Đại Hành, gần chùa Vân Hồ (phường Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội), cơ quan chức năng đã dựng tấm biển, ghi rõ: “Tuyến phố văn minh đô thị. Khu vực không để ô tô, xe máy, xe đạp, kinh doanh, buôn bán trên hè phố”. Tuy nhiên, ngay sau tấm biển trên là một bãi trông giữ xe rộng choán phần lớn vỉa hè của người đi bộ (ảnh).
TP - Tại nhà văn hoá số 3 thuộc ngõ 158 phố Ngọc Hà (phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội) hiện tồn tại một căn nhà dựng bằng tôn chiếm dụng sân chung của nhà văn hoá.
TP - Quanh khu vực đảo phân luồng giao thông tại ngã tư ngõ Văn Chương và ngõ Trung Tiền (quận Đống Đa, Hà Nội), mặc dù đã có biển cấm họp chợ, nhưng tại đây vẫn bị một số người bán hàng rong chiếm dụng lòng đường để lập thành chợ cóc.
TP - Tại phố Hoàng Cầu và Trần Quang Diệu, giáp với sân thể thao Hoàng Cầu (Đồng Đa, Hà Nội) hiện có điểm trông giữ ô tô ngày và đêm đã sử dụng vỉa hè và lòng đường của hai phố này làm nơi để xe.
TP - Theo quy định, các phương tiện khi di chuyển từ đường Giang Văn Minh (Hà Nội) vào các phố như Hào Nam, Cát Linh, Giảng Võ phải di chuyển theo đường Giảng Võ đến điểm mở dải phân cách mới được quay xe tiếp tục lộ trình.
TP - Theo phản ánh của bà Hồ Minh Loan (hộ liền kề), ngôi nhà 64 đường Nghi Tàm (phường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) sau khi bị thu hồi để mở đường dưới chân đê nên chiều sâu chỉ còn 2,6m (diện tích 36m2), theo quy định sẽ không được cấp giấy phép xây dựng (GPXD). Tuy nhiên, chủ nhà 64 Nghi Tàm vẫn chia diện tích đất trên làm đôi để xây thành hai nhà, khi thi công còn làm hỏng nhà bà Loan.
TP - Tại đường Nguyễn Trãi (Hà Nội), cách khu vực cầu vượt Ngã Tư Sở không xa luôn tồn tại một số ô tô đỗ dưới lòng đường trong thời gian dài, trong đó có những taxi dừng để bắt khách.
TP - Chùa Kim Liên nằm bên hồ Tây (phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội), là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam. Gần đây, đường vào chùa Kim Liên thường có nhiều taxi đỗ thành hàng dài (ảnh), gây mất an toàn giao thông, cản trở lối đi lẫn tầm nhìn của du khách đến lễ và chiêm ngưỡng cảnh quan di tích.
TP - Tại nhiều lễ hội đầu năm, không ít sạp hàng bày bán cả những đồ chơi bạo lực như cung, kiếm, súng, lựu đạn, phi tiêu, được mô phỏng theo các binh khí của một số bộ phim được trình chiếu trên các phương tiện truyền thông.