Áp thuế với dịch vụ massage, cắt tóc, gội đầu, may quần áo

0:00 / 0:00
0:00
Siết chặt quản lý thuế với hoạt động kinh doanh qua mạng và trên nền tảng số.
Siết chặt quản lý thuế với hoạt động kinh doanh qua mạng và trên nền tảng số.
TPO - Hộ, cá nhân kinh doanh các dịch vụ như tắm hơi, massage, karaoke, internet, game, may đo, giặt là, cắt tóc, gội đầu... phải nộp thuế bằng 7% trên tổng doanh thu hàng năm. Đặc biệt, các chủ sàn thương mại điện tử phải kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh qua sàn. Quy định mới áp dụng từ ngày 1/8 tới.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 40/2021 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Theo đó, cá nhân, hộ kinh doanh có tổng doanh thu mỗi năm từ 100 triệu đồng trở lên sẽ phải nộp thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân (tổng doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm được miễn thuế).

Cụ thể, hộ, cá nhân kinh doanh chịu thuế VAT mức 5% và thuế thu nhập cá nhân 2% trên tổng doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, gồm kinh doanh các dịch vụ: Tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game, may đo, giặt là, cắt tóc, làm đầu, gội đầu; Dịch vụ lưu trú (không gồm cho thuế nhà với sinh viên, công nhân); dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện;

Mức thuế trên cũng áp dụng với dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện; Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý; Dịch vụ tư vấn (pháp luật, tài chính, kế toán, thuế, hải quan); Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông, quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số; Dịch vụ sửa chữa máy tính, nội thất, tư vấn thiết kế và giám sát thi công...

Hộ, cá nhân kinh doanh chịu thuế VAT mức 3% và thuế thu nhập cá nhân 1,5% trên tổng doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, gồm kinh doanh các dịch vụ:

Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách; Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa; Dịch vụ ăn uống; Khai thác, chế biến khoáng sản; Dịch vụ dào tạo, bồi dưỡng chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm; Dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy, máy móc...

Thắt chặt quản lý thuế với cá nhân kinh doanh qua mạng

Với Thông tư 40/2021, việc quản lý thuế với các hoạt động gây nhiều tranh cãi thời gian qua đã hình thành khung pháp lý rõ ràng hơn.

Theo đó, với các nhân làm nội dung số trên các trang mạng xã hội, như Google, YouTube, Facebook… để lấy tiền quảng cáo, sẽ phải nộp thuế VAT mức 5%, thuế thu nhập cá nhân mức 2%.

Trong khi tài xế chạy xe công nghệ chịu thuế VAT mức 3% và thuế thu nhập cá nhân 1,5%.

Đặc biệt, thông tư quy định tổ chức, doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh áp dụng nền tảng số phải có trách nhiệm khai và nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh trên nền tảng doanh nghiệp cung cấp.

Cụ thể, các chủ Sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm khai và nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh thông qua sàn theo lộ trình của cơ quan thuế. Trong thời gian chưa kê khai và nộp thay cá nhân, chủ sàn giao dịch thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin cá nhân kinh doanh qua sàn cho cơ quan thuế, như: thông tin cá nhân, dịch vụ cung cấp, doanh thu, tài khoản ngân hàng...

Thông tư trên có hiệu lực từ ngày 1/8/2021.

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".