Anh toan tính gì với kế hoạch đặt căn cứ ở biển Đông?

Anh toan tính gì với kế hoạch đặt căn cứ ở biển Đông?
TPO - Anh đang lên kế hoạch thiết lập 2 căn cứ quân sự mới, một ở vùng Caribbe và một ở Đông Nam Á, theo lời bộ trưởng Quốc phòng Gavin Williamson trả lời tờ Sunday Telegraph. Nhưng câu hỏi đặt ra là London thực sự nhắm đến điều gì, lợi ích tiền bạc hay những vấn đề chiến lược?

Có người đặt vấn đề trong lúc chật vật vì thiếu ngân sách trong nhiều năm qua, quân đội Anh khó có khả năng duy trì căn cứ quân sự ở xa như thế.

Nhưng xét theo một số khía cạnh khác, ý tưởng này có nhiều điểm rất logic, bởi Singapore và Brunei từng là thuộc địa của Anh và nay vẫn có quân Anh đồn trú, dù với số lượng nhỏ. Trong khi đó, thế lực của Trung Quốc trong khu vực ngày càng lớn mạnh và lấn lướt.

Ngoài việc cho thấy Anh và các đồng minh quan trọng của Mỹ ngày càng thống nhất với phương pháp tiếp cận cứng rắn của tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc, kế hoạch mở căn cứ quân sự ở biển Đông của Anh còn mở ra lợi ích kinh tế. “Nó giúp một người bán hàng trưng bày sản phẩm cần bán của mình”, một bài phân tích trên CNN nhận định. Nhưng đó là món hàng gì? Câu trả lời: vũ khí.

Anh toan tính gì với kế hoạch đặt căn cứ ở biển Đông? ảnh 1 Loại khinh hạm Anh bán cho Australia theo hợp đồng trị giá 26 tỷ USD

Anh là nhà sản xuất vũ khí lớn thứ 6 thế giới trong giai đoạn 2013-2017, theo số liệu của Viện nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI).

Còn tính từ 2008-2017, Anh xuất khẩu vũ khí chỉ sau Mỹ, theo Bộ Quốc phòng nước này.

Các căn cứ ở châu Á có thể trở thành “gian hàng trưng bày” thiết bị quân sự. Và những hợp đồng vũ khí lớn sẽ thúc đẩy đáng kể kinh tế Anh hậu Brexit.

Năm 2017, Anh thu 11,3 tỷ USD tiền xuất khẩu vũ khí. Dù chỉ chiếm 2,6% doanh thu từ xuất khẩu hàng hóa, các hợp đồng này mang lại nhiều chỗ làm với mức lương hậu hĩnh cho nhiều người Anh.

Anh toan tính gì với kế hoạch đặt căn cứ ở biển Đông? ảnh 2 Cứ 200 việc làm ở Anh, có một công việc liên quan đến quốc phòng, Bộ Quốc phòng nói

Lịch sử bán hàng thiết bị quân sự 10 năm qua cho thấy khách hàng của Anh hầu hết nằm ngoài khối Liên minh châu Âu (EU), với những khách hàng quen thuộc  là Ả rập Xê út, Kuwait, Oman, Ấn Độ, Brazil và Mỹ…

Khi Australia ký hợp đồng trị giá 26 tỷ USD hồi tháng 6/2018 mua sáu khinh hạm chống ngầm với thiết kế của Anh nhưng đóng tại Australia, báo Financial Times nói đây là một cuộc “binh biến” đối với nhà thầu quốc phòng khổng lồ của Anh là BAE, khi nước Anh chuẩn bị ra khỏi EU.

Báo này lưu ý rằng thương vụ mà họ coi là “hợp đồng mua bán thiết bị hải quân lớn nhất thế giới trong vòng một thập kỷ”, có thể giúp làm giảm chi phí đóng khinh hạm cho chính nước Anh và thu hút sự chú ý của các khách hàng khác.

Hình ảnh các khinh hạm này tại căn cứ của Anh ở châu Á cũng sẽ giúp thúc đẩy doanh số. Và ai là kẻ đang cạnh tranh trên thị trường khinh hạm? Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc tuần này vừa nối tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc đã bắt đầu đóng một khinh hạm tên lửa cho Pakistan.

Trong một bài phát biểu ở Australia hồi năm 2017, ngoại trưởng Anh lúc đó là Boris Johnson nói Hải quân Hoàng  gia Anh sẽ phái tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và một tàu “chị em” đang được đóng là tàu HMS Prince of Wales, tới biển Đông vào năm 2020.

Vì thế một căn cứ ở gần đó có thể đón tàu chiến với lượng choán nước 60.000-70.000 tấn, tàu lớn nhất trong biên chế hải quân Anh được hạ thủy tính đến nay, giúp việc chuẩn bị hậu cần thuận lợi hơn rất nhiều.

MỚI - NÓNG