Ăn gì để ngừa bệnh Alzheimer’s?

Chế độ ăn giàu thực vật và ít chất béo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer’s (Nguồn: Internet)
Chế độ ăn giàu thực vật và ít chất béo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer’s (Nguồn: Internet)
Hơn một nửa số ca bệnh Alzheimer’s có thể là hậu quả của các yếu tố: đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, lười vận động, hút thuốc, căng thẳng tinh thần gây ra.

Các nhà khoa học đã thừa nhận chế độ dinh dưỡng hợp lí đóng vai trò quan trọng làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzeheimer’s. 

Cụ thể như chế độ dinh dưỡng của người Địa Trung Hải, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như làm chậm quá trình suy giảm nhận thức. Như vậy, điều gì đã làm chế độ dinh dưỡng này lại có hiệu quả tuyệt với đến thế?

Đây là một chế độ dinh dưỡng với hàm lượng cao rau củ, trái cây, các loại đậu, hạt, và hạn chế lượng thịt và sữa tiêu thụ. 

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, việc ăn nhiều cá hay uống rượu vừa phải đều không liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer’s. 

Hai điều cần nhấn mạnh trong chế độ dinh dưỡng này là lượng rau củ quả tiêu thụ và tỉ lệ giữa chất béo không bão hòa ( chất béo thực vật) và chất béo bão hòa ( chất béo động vật).

Nghiên cứu tại 11 quốc gia cho thấy lượng chất béo tiêu thụ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer’s. 

Tỉ lệ bệnh Alzheimer’s thấp nhất ở Trung Quốc và cao nhất ở Mỹ, tỉ lệ nghịch với lượng chất béo tiêu thụ ở hai quốc gia này đã cho thấy rõ điều đó.

Các nhà nghiên cứu tại đại học Harvard đã tìm hiểu về mối liên hệ giữa chất béo và tình trạng suy giảm nhận thức trong vòng 4 năm trên 6000 người phụ nữ cao tuổi khỏe mạnh.

Nghiên cứu này đã cho thấy những người tiêu thụ hàm lượng chất béo cao nhất tăng nguy cơ suy giảm chức năng não bộ lên tới 60-70%. 

Sự suy giảm ý thức này tương đương với 6 năm lão hóa sinh lý do tuổi ở những người tiêu thụ chất này với hàm lượng rất thấp nhất trong nghiên cứu.

Đối với một bệnh nhân đã mắc bệnh Alzheimer’s thì sao? 

Đến nay, các nghiên cứu mới đã cho thấy mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng giàu thực vật và ít chất béo cũng có ảnh hưởng tốt tới diễn tiến và tiên lượng của những bệnh nhân đã mắc bệnh. 

Trong vòng 5 năm, tỉ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng hợp lí chỉ là 20%, trong khi tỉ lệ này là 40% ở nhóm bình thường và hơn 50% ở nhóm bệnh nhân sử dụng chế độ dinh dưỡng không hợp lí. 

Như vậy, những bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng hợp lí có thể sống lâu hơn.

Theo Theo Pháp luật TP. HCM
MỚI - NÓNG