1. Ai đi thi “gặp gái” vẫn đỗ Trạng nguyên?
-
icon
Đào Sư Tích
-
icon
Trần Sùng Dĩnh
-
icon
Lê Hiến Giản
Câu trả lời đúng là đáp án A: Đào Sư Tích (1348 - 1396), người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân (sau đổi là huyện Trực Ninh), phủ Thiên Trường. Nay thuộc tỉnh Nam Định. Đào Sư Tích là con thứ của Đào Toàn Bân. Vốn có tư chất thông minh, ham học, được người cha nổi tiếng dạy dỗ, Đào Sư Tích sớm bộc lộ tài thơ phú, lực học hơn hẳn các bạn cùng lứa tuổi, năm 7 tuổi đã nổi tiếng là Thần đồng. Tương truyền, Đào Sư Tích đi thi Hội, khi xuất hành, ra đến cổng gặp người con gái, ông quay mặt nhổ nước miếng. Người con gái ấy nói lại: - Gặp tôi có can gì đến việc đi thi của ông? Gặp con gái là tốt vì chữ "nữ" ghép với chử "tử" là chữ "hảo", ông đi chuyến này ắt đỗ Tiến sĩ. Đào Sư Tích trả lời: - Tiến sĩ đâu vừa ý ta. Nguời con gái lại nói: - Thế thì ắt đỗ Trạng nguyên. Ông vừa lòng, trả lời: - Chính hợp ý ta. Khoa ấy quả thật ông đỗ Trạng nguyên. Khoa thi Giáp Dần niên hiệu Long Khánh 2(1374) đời Trần Duệ Tông, Đào Sư Tích đỗ Trạng nguyên. Đào Sư Tích và Bảng nhãn Lê Hiến Giản, Thám hoa Trần Đình Thâm là ba vị Tam khôi được vua ban yến và áo xếp, được dẫn đi chơi phố ba ngày, được phong quan chức theo thứ bậc khác nhau. Các tài liệu đăng khoa lục đều nói Đào Sư Tích đỗ đầu từ thi Hương đến thi Hội, thi Đình vì thế nhiều người nghiên cứu sau này cho là ông đạt danh hiệu Tam nguyên. Thời Lý – Trần, thi Đình là giai đoạn cuối của thi Hội. Chỉ từ năm 1442 thi Đình mới thực sự được tách ra thành một kỳ thi độc lập. Do vậy, cũng chỉ từ năm này mới có danh hiệu Song nguyên (đỗ đầu hai kỳ thi Hội và thi Đình) và Tam nguyên. Cả nước chỉ có 7 người đạt danh hiệu Tam nguyên. Đào Sư Tích dù không phải là Tam nguyên nhưng vì từ thi Hương đến thi Đình ông đều đỗ đầu nên dân gian vẫn thừa nhận ông là Tam nguyên.
2. Trạng nguyên nào được coi là người đầu tiên trong lịch sử nước ta nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ chủ quyền biển Đông?
-
icon
Mạc Đĩnh Chi
-
icon
Trần Đình Thâm
-
icon
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu trả lời đúng là đáp án C: Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), tên huý là Văn Đạt tự là Hanh Phủhiệu là Bạch Vân am cư sĩ, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, Nguyễn Bỉnh Khiêm có khả năng là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một tầm nhìn chiến lược thấu suốt về chủ quyền của đất nước trên biển Đông ngay từ thế kỷ 16. Ông cũng có thể là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam – với tư cách là quốc hiệu của dân tộc – một cách có ý thức nhất thông qua di sản thơ văn của ông còn lưu lại đến ngày nay. Do đó người đời sau coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình. Không chỉ dân gian mà 2 bộ chính sử của nhà Nguyễn là Đại Nam nhất thống chí và Đại Nam thực lục tiền biên (đều do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn) cũng xác nhận năng lực dự đoán - tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác động của ông đến quyết định Nam tiến của Nguyễn Hoàng.
3. Vị nào đỗ trạng nhờ một... giấc mơ?
-
icon
Lý Đạo Tái
-
icon
Nghiêm Viên
-
icon
Trần Sùng Dĩnh
Câu trả lời đúng là đáp án B: Nghiêm Viên(Trạng Hổ), người làng Bồng Lai, thuộc trấn Kinh Bắc (nay là làng Bồng Lai, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn (1496) vào đời vua Lê Thánh Tông. Khoa thi năm đó, triều đình lấy đỗ 43 người, sau đó vua đích thân xem dung mạo xét định, chọn lấy 30 người cho đỗ Tiến sĩ, người đứng đầu là Nghiêm Viên. ương truyền trước ngày diễn ra khoa thi Đình, vua Lê Thánh Tông nằm mơ thấy một con hổ ăn đầu người nên rất hoang mang. Đến khi có kết quả thi, nhà vua cho gọi những người đỗ vào thề trước điện. Khi thấy một tân khoa dáng người cao lớn vạm vỡ, râu tóc mặt mũi giống hổ nên vua Lê Thánh Tông truyền đến hỏi thì người đó xưng tên là Nghiêm Viên đến từ trấn Kinh Bắc, lại sinh vào năm Dần. Nghe đến đó, chợt nhớ tới giấc mơ đêm trước, Lê Thánh Tông nghĩ ngợi thoáng chốc rồi hoang mang.Theo Hán tự thì chữ Viên và chữ Hổ có nét gần giống nhau, Nghiêm Viên lại tuổi Dần nên vua cũng nghĩ là điềm trời báo trước, sau đó truyền đổi tên Nghiêm Viên thành Nghiêm Hoản để tránh điềm gở trong giấc mơ rồi gả công chúa cho. Và cũng bởi ông sinh vào năm Dần tuổi cầm tinh con hổ nên khi đỗ Trạng, dân gian mới gọi ông là Trạng Hổ. Vừa đỗ Trạng nguyên, quyền cao chức trọng, lại lấy được công chúa, trở thành phò mã của hoàng tộc, tưởng chừng như là cái phúc lớn cho nhà họ Nghiêm, nhưng không ngờ đó lại chính là mầm mống cho cái chết tức tưởi của Trạng Hổ Nghiêm Viên.
4. Trạng Hổ chưa làm quan đã mất mạng vì ?
-
icon
Lệnh vua ban
-
icon
Bị đầu độc trong cung
-
icon
Chết vì vợ đầu độc
Câu trả lời đúng là đáp án C: Trước khi đỗ Trạng nguyên và được nhà vua gả công chúa, Nghiêm Viên đã có vợ ở quê nhà, bà này lại có tính hay ghen, giờ nghe tin chồng đỗ Trạng bà vừa mừng nhưng lại tức giận khi biết ông còn được vua kén làm phò mã, lấy được nàng công chúa trẻ trung xinh đẹp. Thật đúng là: “Lòng riêng riêng những kính yêu Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”. Oán giận vì người chồng phụ bạc có thêm vợ mới, nhưng chẳng dám làm gì động đến công chúa, thế là bà vợ cả đã bỏ thuốc độc vào thức ăn trong bữa tiệc mừng của chồng. Trạng nguyên Nghiêm Viên cũng vì thế mà trúng độc chết, chưa kịp làm quan để mang tài năng của mình giúp nước, còn cô công chúa bất hạnh kia còn chưa kịp hưởng hạnh phúc gia đình đã trở thành người góa phụ khi tuổi vẫn còn xuân. Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục do Triều Nguyễn biên soạn cũng viết rằng: “Nghiêm Viên, người làng Bồng Lai, huyện Quế Dương, sau khi đỗ, lấy công chúa, đến lúc về nhà, bị vợ đánh thuốc độc chết”. Mặc khác, cũng không có ghi chép nào ghi lại người vợ của Trạng Hổ là ai trong số bốn nàng công chúa có mỹ hiệu là Gia Thụy, Dược Vân, Ý Đức và Phúc Bảo, con gái vua Lê Thánh Tông? Đối với người vợ của Nghiêm Viên đã gây ra tội ác tày đình đó, sử sách cũng không ghi chép việc bà bị xử trí thế nào nhưng có thể đoán bà khó mà tránh khỏi tội chết. Bởi lẽ, theo Bộ luật Hồng Đức, người vợ của Trạng nguyên Nghiêm Viên đã phạm vào điều 2 quy định về Thập ác. Cụ thể là phạm vào tội ác nghịch giết chồng không thể dung tha, không được ân xá mà phải chịu một trong 3 mức tử hình là xử trảm (chém đầu), giảo (thắt cổ) và lăng trì (cắt, xẻo thịt đến chết dần). Với trường hợp của người vợ này, có thể áp dụng mức hình phạt quy định tại Điều 421 Bộ luật Hồng Đức: “Kẻ dùng thuốc độc hại người hay bán thuốc độc đều phải tội giảo”.
5. Trạng nguyên nào chịu án oan "tòm tem" mẹ vợ?
-
icon
Nguyễn Nghiêu Tư
-
icon
Mạc Hiển Tích
-
icon
Nghiêm Viên
Câu trả lời đúng là đáp án A: Có lẽ trong số 47 vị Trạng nguyên của nước Nam ta, không có ai lại chịu tiếng oan bởi một vết đen không có thật trong cuộc đời như Nguyễn Nghiêu Tư, người có biệt danh là “Trạng Lợn”. Nguyễn Nghiêu Tư (1383 – 1471 người huyện Vũ Ninh, phủ Từ Sơn. Một tài liệu của Viện Hán-Nôm lại cho hay, ông là người xã Phù Lương, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Ông là một trạng nguyên thời nhà Lê sơ, làm quan đến chức Thượng thư. Nguyễn Nghiêu Tư tên hiệu là Tùng Khê, tên tự là Quân Trù, người xã Phù Lương, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc (nay là thôn Hiền Lương, xã Phù Lương, huyện Quế Võ, Bắc Ninh), đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn (1448) đời Lê Nhân Tông. Tục truyền rằng Nguyễn Nghiêu Tư hồi nhỏ có tên tục là Trư (Lợn) bởi ông sinh vào tháng Hợi (tức tháng 10 âm lịch) nên người cha đã đặt tên như vậy. Khi sinh ra, Nguyễn Nghiêu Tư là một cậu bé bụ bẫm, xinh xắn, hay ăn chóng lớn, đầy tuổi đã chạy nhanh và nói sõi đủ điều. Năm lên 4 tuổi nghe người lớn ngâm thơ một vài lần là ông đã thuộc lòng. Lúc lên 8 tuổi ông được cha mẹ cho đi học, mặc dù học muộn hơn chúng bạn nhưng ông học rất giỏi, tiếp thu bài nhanh, nghe một biết mười lại không có tính kiêu ngạo mà rất lễ phép chuyên cần nên được thầy yêu, bạn mến. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: Nguyễn Nghiêu Tư từng thông dâm với mẹ vợ, bấy giờ, có người ghi vào chuồng lợn là "Phường trạng nguyên", có người hát ở đường cái rằng: "Trạng nguyên trư Nguyễn Nghiêu Trư" là chế giễu hành vi xấu xa đó... Ngoài Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép sự việc này, không có bất cứ sách sử nào khác viết về chuyện xấu đó của Trạng nguyên này khiến hậu thế mang tâm trạng đầy nghi vấn phải chăng chỉ với một dòng chữ chú thích nhỏ của sử quan nào đó mà vị Trạng nguyên tài năng đã... phải chịu vết nhơ khó gột rửa được.
6. Ai là trạng nguyên duy nhất sau khi đỗ đạt không ra làm quan?
-
icon
Trương Sán
-
icon
Vũ Kiệt
-
icon
Bạch Liêu
Câu trả lời đúng là đáp án C: Bạch Liêu (một số tài liệu ghi là Bạch Liên) sinh năm 1236 quê ở làng Yên Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu (nay thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) nay là xã Mã Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An, mất năm 1315. Ông đỗ trạng nguyên đời vua Trần Thánh Tông năm 1266, là vị tổ khai khoa của xứ Nghệ nhưng không ra làm quan. Ông ở lại làm môn khách giúp Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải trấn Nghệ An. Với tư cách là một quân sư, ông đã giúp Trần Quang Khải thảo ra kế hoạch về tuyển quân và dự trữ lương thực, củng cố biên giới phía Nam (gọi là Biến pháp tam chương) góp phần quan trọng trong việc đánh thắng quân Nguyên Mông. Ông được cử theo đoàn sứ bộ sang nhà Nguyên, bằng trí tuệ uyên bác và tài ngoại giao, ông đã góp phần thiết lập quan hệ ngoại giao hoà hiếu giữa 2 nước.
7. Theo dân gian, có vị trạng nguyên đi sứ 10 năm vợ ở nhà vẫn chờ đợi. Người có mối tình được người đời ca ngợi là…
-
icon
Nguyễn Đăng Đạo
-
icon
Tống Trân
-
icon
Phùng Khắc Khoan
Câu trả lời đúng là đáp án B: Tục truyền, năm Tống Trân lên 7 tuổi, vua Lý Nam Đế (544-548) mở khoa thi chọn nhân tài vào ngày 29-9. Tống Trân vào kinh ứng thí, cả 3 kỳ đều đỗ thủ khoa. Đến ngày mồng 1 tháng 2 năm Quý Sửu (563), Tống Trân đỗ đệ nhất Giáp Cập đệ nhất danh trạng nguyên và được vua khen là “Quốc sĩ vô song, tướng tài quả nhị”, nghĩa là “Kẻ sĩ cả nước chỉ có một Tống Trân, tướng tài không có người thứ hai”. Mồng 10 tháng 4, vua ban cờ, gấm lụa, vàng cho trạng nguyên về vinh quy bái tổ. Trở về làng bái yết tổ tông, thăm hai bên nội ngoại, khao vọng làng trong 1 tháng, rồi ông cưới bà Cúc Hoa làm vợ. Ông kết duyên với Cúc Hoa được 3 tháng thì vua sai đi sứ Trung Quốc. Vua xứ Bắc thấy trạng ít tuổi, tỏ ý khinh thường nên muốn thử tài của trạng nước Nam. Tống Trân đều đối đáp đâu ra đấy nên được vua Bắc khen là nhân tài thứ nhất trong 18 nước chư hầu và phong làm “Lưỡng quốc trạng nguyên”. Vua Tàu muốn gả con gái cho trạng nhưng Tống Trân từ chối nên vua đã nhốt ông cùng quân sĩ vào Linh Long 100 ngày không cho thức ăn, nước uống, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tống Trân đã lệnh cho quân sĩ ăn tượng phật được làm bằng chè lam, uống nước cúng phật (nước lã). Sau 100 ngày, thấy trạng và quân sĩ vẫn béo tốt, khỏe mạnh, vua Tàu càng phục tài trạng rồi phong làm “Phụ quốc thượng tể đẩu Nam Tống đại vương”. Mười năm sau, khi trở về biết Cúc Hoa đã bị ép lấy chồng khác, Tống Trân giả dạng tìm đến dò la ý tứ. Biết vợ vẫn chung thủy, ông đón về đoàn tụ.
8. Trạng nguyên nào được vua vẽ chân dung đặt cạnh ngai vàng?
-
icon
Nguyễn Trực
-
icon
Cao Bá Quát
-
icon
Mạc Đĩnh Chi
Câu trả lời đúng là đáp án A: Nguyễn Trực (1417-1474) ông quê ở Hà Nội ngày nay, năm 1442 dưới thời vua Lê Thái Tông, ông thi đỗ trạng nguyên, trở thành vị trạng nguyên đầu tiên của triều Hậu Lê, đồng thời cũng là vị trạng nguyên đầu tiên được khắc tên lên bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Theo sách Những người thầy trong sử Việt, nhờ tài và đức độ hơn người, Nguyễn Trực rất được các đời vua Lê yêu quý. Trong thời gian ông về quê chịu tang, để bớt nhớ nhung quan trạng, vua Lê Nhân Tông đã sai người vẽ chân dung ông đặt bên cạnh ngai vàng của vua.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm