TP - … Người bạn đồng nghiệp năm xa ấy có dẫn tôi đến thăm một người đồng hương là cụ Nguyễn Chính Giao, năm ấy 93 tuổi đời và 73 tuổi Đảng ở phố Lý Nam Đế, Hà Nội. Tham gia cách mạng từ năm 1930 ngay tại quê nhà ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Năm 1932, cụ đã bị Pháp bắt giam ở nhà ngục Hà Tĩnh.
TP - Những năm cuối bảy mươi đầu 80 ấy, theo chân các anh Mai Nam, Mai Cát, anh Tất Vinh… tôi được quen và chơi với anh Mạc Lân nguyên trưởng ban Văn Nghệ, Ban Bạn đọc Báo Tiền Phong. Thời điểm đó anh đã nghỉ hưu.
TP - Cuối năm 1995, tôi may mắn được gặp bà Hoàng Thị Cúc, người em gái ruột của học giả Hoàng Xuân Hãn. Khỏi nói những hân hoan khi lần đầu được nghe hoặc bao thứ mờ nhòe được cụ bà dù cao niên nhưng hết sức mẫn tiếp không tiếc sức làm cho rõ. Từ cái địa danh Yên Hồ của cái làng Yên Phúc vùng Đức Thọ, Hà Tĩnh là tên hiệu của học giả Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn. Cho tới những chuyến đi Paris hiếm hoi được dịp gần gũi ông anh ruột biết thêm nhiều điều…
TP - Xin mượn lời thơ của Xuân Diệu để phần nào giải mã cái tình cùng nhiệt huyết của những lương dân Việt trước làn gió mới Cách mạng tháng Tám và Độc lập dân tộc.