700 bản án né thi hành, vì sao?

Cơ quan thi hành án làm thủ tục cưỡng chế thu hồi tài sản thi hành án.
Cơ quan thi hành án làm thủ tục cưỡng chế thu hồi tài sản thi hành án.
TP - Cục Thi hành án dân sự TPHCM còn tồn 720 vụ quá thời hạn thi hành với số tiền cần thu hồi lên tới hàng nghìn tỷ đồng, trong đó có không ít vụ kéo dài hơn 10 năm, ảnh hưởng quyền và lợi ích chính đáng của người dân và không đảm bảo nguyên tắc thượng tôn pháp luật.

1.001 chiêu né thi hành án

Tại chương trình “Lắng nghe và trao đổi” về công tác thi hành án dân sự do HĐND TPHCM tổ chức ngày 4/12, ông Nguyễn Quốc Toàn (ngụ quận 2) trình bày: Theo phán quyết của TAND quận 2, bà Tuyền (ngụ phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2) phải trả cho ông Toàn 720 triệu đồng. Tuy nhiên, suốt ba năm qua, bà Tuyền tránh né không trả. Mới đây, bà này còn trưng ra một bản án về hôn nhân để trì hoãn việc thi hành án.

Chi cục trưởng Chi cục thi hành án quận 2 Tạ Đức Ngăn xác nhận nguyên nhân kéo dài vụ trả nợ là bà Tuyền không hợp tác, tìm mọi cách kéo dài thời gian, gây khó khăn thi hành án trong khi bản án về hôn nhân có nhiều bất thường. Cụ thể: Không công nhận bà Tuyền và một người tên Long là vợ chồng nhưng có con chung sinh 2014 và giao ông Long nuôi, bà Tuyền cấp dưỡng một lần số tiền 10 tỷ đồng. Chi cục đã có văn bản đề nghị Toà án cấp cao tại TPHCM xử tái thẩm.

 “Cơ quan thi hành án vẫn kê biên, đem ra bán đấu giá căn nhà số 47 đường 22 (phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2) 6 lần nhưng chưa có người mua và đang áp dụng biện pháp ngăn chặn, cấm sang nhượng, cho tặng, chuyển dịch và sẽ tiếp tục tổ chức bán đấu giá lần 7”, ông Ngăn nói.

“Bán đấu giá không được còn có nguyên nhân người dân thấy giải quyết nhùng nhằng, không cương quyết nên chưa yên tâm mua tài sản đấu giá thi hành án”.

Bà Nguyễn Thị 

Quyết Tâm  -  

Chủ tịch HĐND TPHCM

Phó Viện trưởng Viện KSND TPHCM Huỳnh Thị Hon cho biết, sẽ chỉ đạo Viện KSND quận 2 và các phòng nghiệp vụ kiểm sát, làm rõ các dấu hiệu bất thường.

Trình bày với HĐND TPHCM, bà Nguyễn Thị Hồng Nga, Tập đoàn Cao su Việt Nam cho biết, sau khi có bản án của TAND TPHCM tuyên buộc Công ty Huỳnh Anh trả cho tập đoàn 11 tỷ đồng, tháng 12/2012, Tập đoàn Cao su có đơn yêu cầu thi hành án bản án. Cơ quan thi hành án kê biên khách sạn của Công ty Huỳnh Anh vào năm 2015 đưa ra bán đấu giá và bán thành công nhưng chủ khách sạn không giao tài sản cho người trúng đấu giá.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hồng, chấp hành viên Cục Thi hành án dân sự TPHCM cho biết, khách sạn có 8 tầng, được xây dựng trên khuôn viên hơn 200 m2 tại phường Phạm Ngũ Lão (quận 1). Khi tổ chức kê biên, bà Huỳnh Thị Tú Anh, chủ khách sạn cố thủ trong nhà. Đến cuối 2015, thi hành án đưa tài sản ra bán đấu giá và bán thành công nhưng bà Anh cương quyết không giao nhà. “Cơ quan thi hành án đang làm việc với các con của bà Anh, thống nhất thuê một nơi ở tạm trong vòng 12 tháng rồi sẽ cưỡng chế trục xuất, khi đó sẽ giao nhà”, bà Hồng nói.

Nhiều vụ việc kéo dài hơn 10 năm như vụ ông Phạm Viết Khoa (quận Bình Tân) bị hàng xóm xây nhà trái phép lấn chiếm hơn 170 m2 đất, cả hai bản án TAND quận Bình Tân và TAND TPHCM đều buộc những người lấn chiếm tháo dỡ, trả lại đất. Theo ông Phạm Ngọc Thanh, chi cục trưởng Chi cục thi hành án quận Bình Tân, người phải thi hành án trì hoãn bằng cách gửi đơn khiếu nại bản án và khi có quyết định cưỡng chế của thi hành án thì chuyển từ khiếu nại sang tố cáo, đòi đổi chấp hành viên…

 Thừa phát lại ngồi chơi

Ông Vũ Thanh Lưu, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQVN TPHCM cho biết, qua giám sát, phát hiện TPHCM đang tồn 720 vụ đến hạn và quá hạn thi hành với số tiền cần thu hồi hơn 3.000 tỷ đồng nhưng chưa thi hành, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Theo ông Phạm Hiếu Nghĩa, Phó trưởng Ban Pháp chế HĐND TPHCM, nhiều vụ kéo dài do tài sản đem phát mãi nhiều lần nhưng không có người mua. Thời điểm ngân hàng định giá cho vay, đến khi phát mãi tài sản không còn đảm bảo giá trị ban đầu, buộc phải giảm giá nhiều lần. Không ít bản án có nội dung không rõ, cơ quan thi hành án phải nhờ toà án giải thích…

Lý giải về vấn đề tồn đọng các vụ án chưa được thi hành, bà Phạm Thị Thanh Loan, Phó cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự TPHCM cho rằng số vụ cần thi hành án ngày càng tăng, thủ đoạn đối phó ngày càng tinh vi, quyết liệt, phải thực hiện cưỡng chế nhưng lực lượng chấp hành viên quá mỏng và còn phải tiếp tục tinh giản biên chế theo chủ trương chung. Cơ quan thi hành án của nhà nước quá tải nhưng các văn phòng thừa phát lại tư nhân thì rất ít việc.

Theo ông Lê Mạnh Hùng, trưởng văn phòng thừa phát lại quận Bình Thạnh, hơn 6 năm kể từ khi thành lập, văn phòng mới thụ lý 96 đơn, trong đó đã thực hiện 54 đơn. “So với năng lực của văn phòng thì số đơn thư giải quyết không đáng kể”- ông Hùng nói. 

Bà Phan Thị Bình Thuận, Phó giám đốc Sở Tư pháp cho biết TPHCM hiện có 11 văn phòng thừa phát lại, qua 6 năm thực hiện thí điểm mới thụ lý 380 vụ, trong đó thực hiện thành công 250 vụ việc. Theo bà Thuận, thừa phát lại là chế định mới, người dân và các tổ chức chưa biết nhiều, chưa tin tưởng. Ngoài ra, hành lang pháp lý cho định chế này chưa đầy đủ. Đại diện Sở Tư pháp cho biết thêm, đến cuối tháng 5, TPHCM có 57 trường hợp bán đấu giá thành công nhưng không giao được tài sản cho người trúng đấu giá, có trường hợp đã kéo dài từ năm 2008 khiến người dân rất bức xúc.

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.