7 thách thức khi tìm việc của sinh viên mới ra trường

7 thách thức khi tìm việc của sinh viên mới ra trường
Bạn là sinh viên mới ra trường thì sẽ có nhiều thuận lợi như năng lượng dồi dào, được đào tạo chuyên môn bài bản. Nhưng bạn cũng đối diện nhiều thách thức trong công cuộc tìm việc, có phần “lép vế” so với các anh chị giàu kinh nghiệm.

Dưới đây là 7 thách thức mà một sinh viên mới ra trường phải đối mặt khi tìm việc. Hãy cùng tham khảo để có nhận thức đúng đắn hơn và biết cách xoay sở để nhanh chóng tìm được vị trí công việc phù hợp.

Thiếu kinh nghiệm cọ xát

Nhiều nhà tuyển dụng thích ứng viên có một chút kinh nghiệm trong ngành của họ. Mặc dù bạn đã tốt nghiệp với bằng cấp và có lẽ đã biết rất nhiều về ngành nghề của bạn nhưng kinh nghiệm làm việc trong thế giới thực sẽ giúp bạn có nhiều khả năng được chọn hơn.

Để có được một số kinh nghiệm thực tế, bạn nên cố gắng tìm một vị trí thực tập trong những năm học đại học. Nếu bây giờ là quá muộn để có được kỳ thực tập, hãy liên hệ với các giáo viên hoặc tham khảo trang web tìm việc làm như Careerlink để tìm hiểu xem có bất kỳ công ty nào đang tuyển sinh viên mới tốt nghiệp hay không.    

Kỳ vọng thiếu thực tế

Có sự khác biệt lớn giữa những kiến thức và kỹ năng bạn tích lũy được từ giảng đường với những gì diễn ra ở môi trường công việc. Do đó, không ít các bạn trẻ ôm ấp lý tưởng xa vời đã “vỡ mộng” khi đối diện với thực tế. Dù số lượng tuyển dụng không ít, và đa dạng kênh thông tin nhưng đều có những yêu cầu rất cao cho các vị trí, từ  quản lý, giám sát đến chuyên viên.

Lời khuyên cho bạn là, thay vì chỉ tập trung vào “mức lương”, bạn nên tỉnh táo xem xét đến các vấn đề khác như văn hóa doanh nghiệp, cơ hội thăng tiến. Một sự lựa chọn vừa phải sẽ tốt hơn là kỳ vọng xa vời khi bạn chỉ mới tốt nghiệp và còn thiếu nhiều kinh nghiệm “trận mạc”.

Thụ động trong tìm việc

Không ít bạn sinh viên ít chịu giao tiếp, quen sống phụ thuộc vào gia đình nên chỉ biết trông đợi vào sự giới thiệu việc làm từ người quen. Điều này sẽ khiến bạn ở trong thế bị động, hoặc chịu nhiều áp lực nếu được nhận chính thức.

Thị trường việc làm ngày nay rất rộng mở với đa dạng kênh thông tin, nên bạn hãy chủ động tận dụng mọi cơ hội. Bạn có thể tìm việc trực tuyến, đến các hội chợ tuyển dụng, sự giới thiệu của thầy cô, hoặc các mối quan hệ trên mạng xã hội. Đừng ngại ngùng và hãy tự tin lên tiếng vì bạn sẽ nhận ra nhiều cơ hội việc làm tuyệt vời đang chờ đợi.

Chưa viết tốt CV

CV ngày nay không chỉ đơn thuần là viết vài dòng thông tin tóm lược, bằng cấp là đã đạt. Số lượng người ứng tuyển lớn nên bạn cần phải nghiêm túc “chăm chút” bản CV để dễ cuốn hút nhà tuyển dụng.

Không khó để cải thiện điều này bởi có rất nhiều mẫu CV đẹp, hiện đại miễn phí trên mạng. Thêm vào đó, bạn cũng nên tham khảo qua các thông tin CV liên quan chuyên môn để cải thiện kỹ năng viết tốt hơn.

Thiếu kỹ năng phỏng vấn

Không ít bạn trẻ với kinh nghiệm và chuyên môn bình thường, nhưng vẫn được các doanh nghiệp lớn lựa chọn. Điểm khác biệt nằm ở các kỹ năng mềm giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.

Điều này bao gồm rất nhiều yếu tố như: Cách trả lời - đặt câu hỏi, thái độ ứng xử, ngôn ngữ cơ thể… Lời khuyên giúp bạn thành công trong buổi phỏng vấn là nên chịu khó nghiên cứu về công ty tuyển dụng, tìm hiểu các vấn đề quan trọng và luyện tập trước khi đi phỏng vấn.

Không biết đàm phán lương và phúc lợi

Bên cạnh kỹ năng phỏng vấn, bạn còn phải biết cách đàm phán lương và phúc lợi nhằm tránh thiệt thòi cho bản thân. Không ít trường hợp, do thiếu kinh nghiệm, nhiều bạn đã đặt bút ký vào những hợp đồng nhận việc mà bỏ qua vấn đề bảo hiểm và các chế độ khác.

Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên tham khảo ý kiến người thân, bạn bè,  đọc các bài viết liên quan để trau dồi kỹ năng đàm phán lương, thưởng với nhà tuyển dụng.

Mất phương hướng

Có thể sau khi tốt nghiệp bạn sẽ bị giằng xé giữa việc bắt đầu đi làm hay học lên cao hơn. Bạn có thể muốn đi du lịch trước khi tìm việc. Hoặc có thể bạn thực sự muốn đi làm nhưng bạn không biết bản thân muốn gì... Thật không may, không có giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Hành trình của mọi người là khác nhau. Dần dần bạn sẽ biết được bạn muốn gì. Trong thời gian đó, hãy thử những điều mới, tham gia các câu lạc bộ, gặp gỡ những người mới và liên tục tìm kiếm công việc mới. Cuối cùng, “ổ khóa” cũng sẽ được mở.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.