6 nhiệm vụ gián điệp khó tin nhất thời Thế chiến II

TPO - Trong thời kì chiến tranh, các điệp viên đã phải vận dụng mọi mưu mẹo và trí sáng tạo của mình để hoàn thành những nhiệm vụ tuyệt mật được giao, từ việc giấu tài liệu vào đồ lót hay hóa trang xác chết thành điệp viên cầm theo tài liệu giả để đánh lạc hướng quân thù.

1. Ngang nhiên bước vào tù giải cứu đồng đội

Nữ điệp viên người Ba Lan Christine Granville được biết đến với một loạt vụ đánh bom trong Chiến tranh thế giới II, nhưng chiến công đáng nhớ nhất của cô lại là vụ ngang nhiên bước vào “hang hùm” để giải cứu đồng đội.

6 nhiệm vụ gián điệp khó tin nhất thời Thế chiến II ảnh 1

Nữ điệp viên Christine Granville

Vào thời kì Thế chiến II, Christine Granville bị truy nã khắp nơi vì đã gây ra một loạt vụ đánh bom nhằm vào Đức quốc xã. Thế nhưng, điều đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Christine là nhiệm vụ giải cứu đồng đội trong nhà tù ở Pháp của Gestapo - lực lượng cảnh sát bí mật của Đức quốc xã.

Bất chấp việc bị truy nã rộng rãi, Christine đã dũng cảm thuyết phục các cai tù rằng cô là một điệp viên của Anh, là cháu gái của một vị tướng Anh và rằng lực lượng Đồng minh Anh đang di chuyển đến thành phố này. Do đó, Đức quốc xã hãy thả một số tù binh ra nếu muốn được quân đội Anh khoan hồng. Những cai tù Đức quốc xã đã tin lời Christine và giải phóng cho các các đồng đội của cô.

2. Cải trang xác chết thành điệp viên

Khi quân Đồng minh chuẩn bị xâm lược Sicily (Ý) vào năm 1943, họ biết chắc rằng Đức quốc xã sẽ bổ sung lực lượng phòng vệ để bảo vệ căn cứ ở đây. Nhằm đánh lạc hướng Đức quốc xã, quân Đồng minh đã mua lại xác của một người lang thang vừa qua đời, mặc quần áo lên thi thể anh ta và đồng thời nhét những tài liệu về một kế hoạch tiến đánh giả vào trong một chiếc vali đi kèm. Xác chết này sau đó được thả theo dòng nước và trôi đến nước trung lập Tây Ban Nha.

6 nhiệm vụ gián điệp khó tin nhất thời Thế chiến II ảnh 2

Giấy tờ tùy thân của điệp viên giả Maj. William Martin

Đúng như dự đoán, Đức quốc xã đã tưởng mình vớ bở khi nhặt được chiếc vali chứa đầy tài liệu này và điều quân đến Hy Lạp để phòng vệ theo như bản kế hoạch tiến đánh giả, thay vì Sicily. Nhờ đó, quân Đồng minh đã hạn chế được rất nhiều thương vong khi tiến đánh Sicily.

3. Viết thông tin mật lên bản nhạc và giấu vào nội y

Josephine Baker là một ca sĩ và vũ công nổi tiếng sinh ra tại Mỹ. Cô đã trở thành công dân Pháp vào năm 1937. Khi Pháp bị quân Đức chiếm đóng, cô đã tìm cách thâm nhập tổ chức liên minh Đức – Ý để làm nội gián, tuồn tài liệu ra ngoài cho quân Đồng minh.

6 nhiệm vụ gián điệp khó tin nhất thời Thế chiến II ảnh 3

Nữ điệp viên Josephine Baker

Trong quá trình hoạt động vài năm, Josephine thường xuyên được tiếp xúc với các quan chức cấp cao của liên minh Đức – Ý và thu thập được không ít tài liệu quý giá. 

Để tuồn những tài liệu này ra ngoài, Josephine sẽ lên kế hoạch biểu diễn tại các nước trung lập và gửi những bản nhạc (với những thông tin mật được phủ bằng mực vô hình lên trên) cho quân Đồng minh. Trong trường hợp cần gửi ảnh, cô sẽ giấu chúng trong nội y của mình mỗi khi biểu diễn.

4. Giả làm gái đẹp để thử thách điệp viên

“Điệp viên Fifi” có tên thật là Marie Chilver, một người phụ nữ sinh ra tại Anh và sống tại nhiều nước châu Âu. Cô đã bị bắt giam vào năm 1940 nhưng đã trốn thoát về Anh vào năm 1941.

Khi đó, cô cố gắng thâm nhập vào Pháp để làm gián điệp cho Anh, nhưng không thành. Thay vào đó, cô trở thành người chuyên đóng vai người đẹp để thử thách sự vững vàng của các điệp viên Anh như một bài kiểm tra cuối kì trong chương trình đào tạo điệp viên.

Cụ thể, các điệp viên Anh sẽ được Marie tiếp cận trong khi làm nhiệm vụ và Marie sẽ cố gắng quyến rũ để moi móc thông tin mật từ họ. Bất kì điệp viên nào mắc bẫy của Marie và nói ra các thông tin mật sẽ bị loại khỏi chương trình đào tạo.

5. Nữ điệp viên một chân làm quân Đức khiếp sợ

Virginia Hall đã mất một chân của mình trước Thế chiến II và cô buộc phải từ bỏ hy vọng trở thành quân nhân. Thay vào đó, cô trở thành một điệp viên.

6 nhiệm vụ gián điệp khó tin nhất thời Thế chiến II ảnh 4 Nữ điệp viên gan dạ Virginia Hall
Chiến tích lớn nhất của Virginia là việc cô thâm nhập Pháp qua một tàu phóng ngư lôi của Anh và đào tạo được 3 tiểu đoàn kháng chiến. Virginia đã lãnh đạo 3 tiểu đoàn này phá hoại các căn cứ của Đức và thu thập thông tin, đồng thời phá hủy 4 cây cầu cùng nhiều đoạn đường sắt. Lực lượng của Virginia còn giết chết và bắt giữ hơn 650 lính Đức.

6. Lính hải quân hoạt động trên mọi địa hình

Jack Taylor được gọi là lính SEAL đầu tiên ở Mỹ khi ông vừa là lính hải quân nhưng cũng vừa hoạt động trên không và trên bộ.

6 nhiệm vụ gián điệp khó tin nhất thời Thế chiến II ảnh 5 Jack Taylor - lính SEAL đầu tiên của quân đội Mỹ
Ông làm nhiệm vụ gián điệp, do thám quân địch, vận chuyển vũ khi, chất nổ cho quân đội Mỹ xuyên suốt Hy Lạp và bán đảo Balkan từ tháng 9/1943 đến tháng 3/1944. Ngoài ra, ông cùng các đồng đội cũng tiến hành các cuộc đột kích ban đêm. Họ suýt bị địch bắt 3 lần nhưng đều nhanh trí trốn thoát.
Theo Theo Business Insider
MỚI - NÓNG