4 chiêu đơn giản chăm sóc dạ dày

4 chiêu đơn giản chăm sóc dạ dày
Viêm dạ dày, đau dạ dày là một loại bệnh về đường tiêu hóa, trong xã hội hiện đại rất nhiều người đã dính vào chứng bệnh này mà không biết. 4 cách đơn giản sau đây sẽ giúp chúng ta bảo vệ dạ dày và tránh được bệnh.

Ăn nhiều đồ ăn thanh đạm

Ít ăn món ăn dầu mỡ và các loại thực phẩm có chất cồn và hương liệu.

Chú ý và hạn chế các món ăn quá chua, quá ngọt, quá mặt, quá đắng, quá tanh, không nên làm cho ngũ vị nghiêng về một vị nào đó quá.

Đồng thời cũng không nên ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá cứng và kỵ ăn nhanh “như hùm như hổ”.

Ăn uống đúng giờ đúng lượng

Người đau dạ dày trong thời gian dài hàng ngày đảm bảo ăn đủ 3 bữa và chú ý ăn đúng giờ, đúng định lượng.

Người bị đau dạ dày cấp tính nên cố gắng ăn ít và chia ra nhiều bữa ăn, làm cho dạ dày thức ăn và vị acid trong dạ dày trung hòa, từ đó ngăn ngừa xói mòn niêm mạc dạ dày và không làm cho mặt loét dạ dày nặng hơn.

Chú ý cân bằng dinh dưỡng

Ăn uống thường ngày nên cung cấp thực phẩm giàu vitamin để có lợi cho bảo vệ niêm mạc dạ dày và nâng cao khả năng phòng ngự của dạ dày, đồng thời thúc đẩy cải thiện, sửa đổi các tổng thương cục bộ.

Tiêu chí ăn uống thích hợp là mềm, ấm, chay và tươi

Món ăn nên được nấu theo cách đơn giản, ít dầu mỡ như hấp, luộc, ít ăn thức ăn cứng, thô.

Khi cho món ăn vào miệng nên nhai kỹ, sau khi trộn lẫn với nước bọt thì nuốt chầm chập, như vậy mới có lợi cho tiêu hóa và phục hồi sau bệnh tật.

Ngoài ra cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ món ăn của 4 mùa, người bị hư tỳ, dạ dày nên nghiêm cấm ăn lạnh, ăn sống. Người bị khí gan trì trệ nên kiêng kỵ dung nạp thức ăn ngay khi vừa tức giận xong.

Ngoài ra, thường xuyên ăn các thực phẩm như tỏi, hành tây, súp lơ, các loại nấm đều tốt cho dạ dày đường ruột và góp phần giúp phòng tránh tế bào ung thư.

Theo Dân trí
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.