37 km đường BOT, đội vốn 179 tỷ đồng

TP - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố báo cáo kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1374+525 đến Km1392 và Km1405 đến Km1425 (tỉnh Khánh Hòa) theo hình thức BOT (BOT Ninh An).

Kết quả kiểm toán cho thấy, chi phí đầu tư trước và sau kiểm toán chênh lệch giảm 23,2 tỷ đồng. Số báo cáo là 1.641,37 tỷ đồng và giá trị kiểm toán xác nhận là 1.437 tỷ đồng. Trong đó, chênh lệch chi phí xây lắp 21,1 tỷ đồng, chi phí tư vấn hơn 138 triệu đồng và chênh lệch lãi vay trong quá trình thi công 1,92 tỷ đồng. Nguyên nhân chênh lệch do sai khối lượng 9,8 tỷ đồng, sai đơn giá 11,36 tỷ đồng và sai khác hơn 2 tỷ đồng do nhập lãi vào gốc theo hợp đồng tín dụng không đúng hợp đồng BOT.

KTNN cũng chỉ ra, công tác nghiệm thu thanh quyết toán các gói thầu còn chậm. Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường là chưa tuân thủ quy định tại Nghị định 29 của Chính phủ. Đặc biệt, việc tính toán, xác định tổng mức đầu tư chưa chính xác, chưa hợp lý làm tăng tổng mức đầu tư 179 tỷ đồng. Điều này làm ảnh hưởng đến tính toán thời gian thu hồi vốn trong phương án tài chính của hợp đồng BOT. Cụ thể là tăng thời gian thu hồi vốn của dự án thêm 1 năm 11 tháng 3 ngày.

Dự án có nhà đầu tư đồng thời là chủ đầu tư dự án gồm Liên danh Cty CP đầu tư Đèo Cả, Cty CP tập đoàn Hải Thạch... Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến 37,7 km, tổng mức đầu tư 2.644,5 tỷ đồng và không điều chỉnh tổng mức đầu tư trong quá trình thực hiện.

Theo KTNN, trách nhiệm thuộc về Cty CP Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam – TEDI South (tư vấn lập dự án), Cty Tư vấn và khảo sát thiết kế, Bộ Quốc phòng (tư vấn thẩm tra), Ban QLDA 7 (cơ quan quản lý dự án), BQL đầu tư các dự án đối tác công ty, Bộ GTVT (cơ quan thẩm định) và đơn vị phê duyệt dự án Bộ GTVT.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.