Do vẫn nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn có thể xảy ra, nên việc theo dõi thường xuyên số lượng vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất này là hết sức cần thiết.
Ngoài nguy cơ chiến tranh hạt nhân, kho vũ khí hạt nhân của các nước có vai trò là vũ khí răn đe uy lực trước hành động quân sự hiếu chiến.
Biểu đồ sau mô tả ước tính số lượng đầu đạn hạt nhân mà mỗi nước trong số 9 nước có trong kho vũ khí của mình, cùng ngày thử vũ khí hạt nhân mới nhất của họ.
Theo biểu đồ trên, Israel chưa từng tiết lộ chi tiết nào về chương trình hạt nhân của mình hay thừa nhận rằng họ có kho vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, tình báo Mỹ tin rằng Israel sở hữu khoảng 80 đầu đạn hạt nhân. Israel đã có được lượng uranium ở cấp độ phát triển vũ khí hạt nhân từ một công ty của Mỹ.
Iran được cho rằng đang tiến hành một chương tình nghiên cứu bí mật nhằm chế tạo bom. Đứng đằng sau chương trình này là một nhân vật quân sự có tên Mohsen Fakhrizadeh.
Theo Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, tất cả 5 quốc gia được công nhận sở hữu vũ khí hạt nhân là Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ đang triển khai các hệ thống mang vũ khí hạt nhân hoặc đã công bố các chương trình này.
Dù đang thực hiện Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí chiến lược (New START), nhưng Nga và Mỹ chiếm tới 93% tất cả các đầu đạn hạt nhân của toàn thế giới.
Theo một nghiên cứu của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, Quân đội Mỹ được cho là đã cho “nghỉ hưu” tất cả số tên lửa hành trình Tomahawk W8o-o còn lại và đầu đạn của chúng.
Mỹ và Nga vẫn giữ vũ khí hạt nhân của họ ở trạng thái cảnh báo sẵn sàng phóng, tức các đầu đạn có thể được phóng chỉ trong thời gian tính bằng phút sau khi nhận lệnh.
Theo báo cáo, Trung Quốc và Pakistan dự trữ vũ khí hạt nhân tách biệt với đầu đạn.