Pakistan vượt Ấn Độ về kho vũ khí hạt nhân

Pakistan vượt Ấn Độ về kho vũ khí hạt nhân
TPO - Tổng kho vũ khí hạt nhân của Pakistan tiếp tục vọt lên với 100-200 đầu đạn, so với con số của Ấn Độ là 90-110. Trung Quốc có hơn gấp đôi với 250 đầu đạn.

Trên đây là đánh giá mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI). Viện này cho rằng, tất cả 9 nước sở hữu vũ khí hạt nhân tiếp tục “hiện đại hóa” kho vũ khí và các phương tiện phóng loại vũ khí hủy diệt này, trong đó có các tên lửa tầm xa.

Theo SIPRI, với việc Mỹ và Nga giảm dần kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của họ theo một hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới năm 2011, tổng số vũ khí hạt nhân tiếp toàn cầu tiếp tục giảm, nhưng vẫn còn khoảng 16.300 đơn vị, trong đó 4.000 đơn vị ở trạng thái “sẵn sàng”.

Nhưng ngoài so sánh số lượng đầu đạn với Pakistan và Trung Quốc, nền quốc phòng Ấn Độ còn hạn chế về các phương tiện phóng. Lực lượng vũ trang Ấn Độ vẫn chưa có tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong kho vũ khí của mình, trong khi đó cả hai loại tên lửa này đều cần thiết nhằm tạo lập khả năng răn đe tin cậy trước hai láng giềng Pakistan và Trung Quốc.

Một quan chức quốc phòng Ấn Độ cho biết: “Chúng tôi (Ấn Độ) có chính sách hạt nhân “không tấn công trước, do vậy đòi hỏi năng lực tấn công lần thứ hai hiệu quả và tin cậy nhằm trả đũa ồ ạt trong trường hợp bị tấn công trước. Năng lực này có thể có được nhờ các tàu ngầm hạt nhân được trang bị các tên lửa SLBM từ sâu dưới lòng biển trong thời gian dài”.

Mỹ và Nga vẫn ở một “đẳng cấp” khác với 7000-8000 đầu đạn mỗi nước, hai siêu cường sở hữu tới 93% vũ khí hạt nhân toàn thế giới.

Mặc dù có sự hỗ trợ ngầm từ một số đối tác đối với kho tên lửa và vũ khí hạt nhân, nhưng Pakistan hiện tại cũng chưa có các tên lửa ICBM và SLBM.

Nhưng Pakistan không tranh giành với Trung Quốc, quốc gia láng giếng đang sở hữu tên lửa có thể tấn công bất kỳ thành phố nào của Ấn Độ. Tên lửa tự  hành DF-31A của Trung Quốc có tầm xa 11.200 km, còn tên lửa SLBM mới của họ là JL-2 có tầm xa 7.400 km.

Trong hai năm vừa qua, Ấn Độ có thể đã thực hiện các vụ thử nghiệm tên lửa ICBM đầu tiên của mình là tên lửa Agni-V có tầm xa trên 5.000 km nhưng phải mất ít nhất 3 năm nữa để Agni-V có thể sẵn sàng chiến đấu.

Tương tự, tên lửa SLBM K-15 với tầm xa 750 km cũng đang được thử nghiệm trên tàu ngầm hạt nhân đầu tiên do Ấn Độ tự chế tạo có tên INS Arihant, tuy vậy tới cuối năm này thì Arihant mới đang trong quá  trình thử nghiệm trên biển.

Theo tạp chí The Times of India, một tên lửa SLBM tầm xa hơn là K-4 với tầm xa 2.000 km cũng đã lần đầu tiên được thử nghiệm từ một phao nổi trong tháng 3/2014.

Theo Bộ Tư lệnh Lực lượng Chiến lược Ấn Độ, Ngoài các tên lửa Prithri với tầm ngắn hơn, hiện Ấn Độ có tên lửa Agni-I (700 km), Agni-II (2.000 km) và Agni-III (3.000 km).

Báo cáo của SIPRI cho biết, “Ấn Độ và Pakistan tiếp tục phát triển các hệ thống vũ khí mới có khả năng mang vũ khí hạt nhân và tăng cường năng lực sản xuất các nhiên liệu phân tách sử dụng với mục đích quân sự”.

SIPRI cho biết thêm, “Tất cả 5 quốc gia sở hữu vũ khí được pháp lý thừa nhận là Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ đang hoặc đang triển khai các hệ thống phóng vũ khí hạt nhân mới, hoặc đã thông báo các chương trình này”.

Bốn quốc gia khác là Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên chưa ký hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Theo Theo The Times of India
MỚI - NÓNG