1.500 hộ dân có bị nộp tiền oan?

1.500 hộ dân có bị nộp tiền oan?
TP - Mặc dù không phải đóng phí lắp đặt đường nước sạch, song 1.500 hộ dân phường Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội) đã phải bỏ ra 900 triệu đồng để lắp đặt. Đơn vị thi công còn lắp đường ống nước sạch vào trong cống nước thải.

Loạn thu?

Theo phản ánh của nhiều hộ dần từ tổ 34 đến tổ 38 phường Ngọc Thụy (Long Biên), để có được đường ống nước sạch đến cổng nhà, mỗi hộ phải bỏ ra 600.000 đồng.

Cụ thể, gia đình chị Nguyễn Thị Hoài Thanh (tổ dân phố số 34), anh Phạm Đình Thắng, Nguyễn Văn Nam (tổ dân phố số 38), trước khi đăng ký lắp hệ thống nước sạch đều phải chi 600.000 đồng/hộ nộp cho tổ trưởng tổ dân phố.

Tưởng nộp khoản tiền trên, Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội sẽ lắp đường nước sạch đến tận nhà, song khi ông Toàn được cho là đại diện của Cty cùng 5 đến 6 người đến thi công lắp đặt đường ống nước lại đòi dân nộp thêm khoản tiền và vật tư theo thỏa thuận mới tiếp tục thi công.

Ông Toàn nói không thuộc công ty nào cả chỉ lắp đặt hệ thống ống nước chính đến đồng hồ. Phần còn lại dân muốn lắp đặt phải trả tiền công và vật tư theo thỏa thuận.

Chị Nguyễn Thị Hoài Thanh (tổ dân phố số 34) nói: Tôi thấy nhiều nơi lắp đặt đồng hồ nước không mất tiền, chỉ mất tiền thi công lắp đặt sau đồng hồ, vì vậy mới nộp khoản tiền trên, ai ngờ khi đến thi công họ lại đòi thêm tiền.

Anh Nguyễn Văn Nam cùng với 6 hộ gia đình khác đang sinh sống tại ngách 416/420, ngõ 405, đường Ngọc Thụy bị đơn vị thi công đề nghị trả tiền.

Khi đơn vị của Công ty Kinh doanh nước sạch đến thi công, anh Nam đề nghị được lắp đồng hồ nước đến trước cửa. Tuy nhiên, ông Toàn nói, anh Nam phải trả 4 triệu đồng bao gồm tiền công và vật liệu (25.000 đồng/m ống phi 25).

Một hộ gia đình đã phải chi phí tới 4 triệu đồng, nếu cả 7 hộ cùng lắp, họ sẽ mất khoảng gần 30 triệu đồng.

Thấy khoản tiền bỏ ra để được lắp đồng hồ tới cửa nhà quá lớn, anh đã bàn với hàng xóm để tự mua đường ống và tự thi công.

Từ khi anh Nam và các hộ tự thi công đường ống (từ ngõ chính vào ngách của 7 hộ gia đình) đến nay, dân ở đây vẫn chưa thấy người của Công ty Kinh doanh nước sạch đến lắp đặt đồng hồ cấp nước.

Trường hợp gia đình anh Phạm V.T, nằm ở mép sông Đuống, ngoài nộp phí 600.000 đồng, anh còn phải bỏ thêm 900.000 đồng để trả công và tiền vật tư cho đơn vị thi công.

Gia đình chị Lê Thị Hiền và Nguyễn Xuân Được ở tổ 38 nằm mặt ngõ, đã nộp 600.000 đồng, chỉ được đơn vị thi công lắp đồng hồ ở ngoài ngõ rồi để đó.

Riêng với nhà chị Lê Thị Hiền, đơn vị thi công còn lắp đặt đồng hồ ngay trên nắp hố ga. Như vậy muốn nạo vét hố ga gia đình chị Hiền lại phải tháo dỡ hệ thống ống, đồng hồ nước sạch.

Ông Nguyễn Hữu Truyền, tổ trưởng tổ dân phố số 38 phường Ngọc Thụy nói: Tôi chỉ là người đứng ra thu hộ, sau đó sẽ nộp về cho Cty Kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội.

Họ nhờ tôi chỉ biết thu, còn sử dụng vào mục đích gì thì chỉ có người của Cty mới biết.

Nước cống bọc nước sạch

Đơn vị thi công lắp đặt thuộc Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội còn đưa đường ống nước sạch đặt vào trong cống nước thải khiến nhiều hộ dân lo ngại.

Theo ông Nguyễn Hữu Thắng - Giám đốc Công ty Kinh doanh Nước sạch số 2, Cty chỉ thu khoản tiền đấu nối sau đồng hồ, nhưng khoản tiền này là thỏa thuận giữa chủ hộ và phía đơn vị thi công.

Còn lại ống nước sau đồng hồ trở ra, toàn bộ chi phí lắp đặt là do Cty chi trả. Ngoài ra dân không mất thêm khoản nào khác nữa.

Ông Thắng cho biết, thời điểm cuối năm 2011, đầu năm 2012, Cty đã thi công lắp đặt hệ thống nước sạch từ tổ 34 đến tổ 38 khoảng 1.500 hộ dân.

Như vậy, với mức thu 600.000 đồng/hộ mà Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội thu về từ 1.500 hộ dân này sẽ lên tới gần 1 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hữu Thắng cho biết, lực lượng thi công đường nước sạch là người của công ty.

Về việc đường nước sạch nằm trong đường nước cống, ông Thắng nói, không được lắp đặt hệ thống ống nước sạch trong hệ thống cống thoát thải. Còn trong trường hợp bất khả kháng là phải có những phương pháp để
bảo vệ.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.