1. Thành phố Pripyat, Ukraine
Các nhiếp ảnh gia đến từ khắp nơi trên thế giới về đây để chụp những bức ảnh về bệnh viện, những căn hộ, trường học bị bỏ. Đây từng là một thị trấn thuộc Liên Xô một thời thịnh vượng với gần 50.000 người.
2. Đảo Hashima, Nhật BảnVới dân số 5259 người vào năm 1959, hòn đảo rộng 6,3h là nơi đông dân nhất trên một mét vuông trên thế giới.
Khi khu mỏ đóng cửa, đảo Hashima rơi vào đổ nát. Tuy nhiên, hòn đảo hoang này vẫn không bị lãng quên, nó thu hút du khách tới đây bằng những kiến trúc đổ nát. Đảo Hashima từng xuất hiện trong một số bộ phim, gồm cả phim Skyfall về James Bond.
Không giống các thành phố cổ xưa khác, thị trấn Oradour-sur-glane của Pháp không biến mất mà đã bị phá hủy. Ngày 10/6/1944, 624 cư dân của thành phố đã bị quân đội của Đức quốc xã thảm sát.
Oradour-sur-glane đã bị san bằng sau vụ thảm sát và bị bỏ quên cho đến ngày nay.
4. Thành phố Varosha, Cyprus
Varosha nằm ở vùng ngoại ô của thành phố Famagusta trên đảo Cyprus. Nơi đây từng là điểm du lịch nổi tiếng trong những năm 70 và là điểm đến ưu thích của các diễn viên nổi tiếng như Richard Burton, Elizabeth Taylor, Raquel Welch.
Năm 1974, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm thành phố. Sau khi xung đột chấm dứt, người dân của thành phố Varosha muốn quay trở lại nơi này nhưng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép. Họ đã rào dây thép quanh khu vực và cấm người dân tiến vào. Năm 1984, Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ bàn giao thành phố Varosha cho họ để tổ chức đàm phán các điều kiện cho người dân tái định cư. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối và sử dụng nơi đây như một công cụ chính trị nhằm đạt được các yêu sách với Cộng hòa Cyprus.
5. Thị trấn Bodie, California
Bodie là một thị trấn hoang tàn thuộc bang California, của nước Mỹ. Năm 1962, thị trấn chính thức trở thành công viên lịch sử. Khoảng 200.000 lượt khách du lịch tới Bodie mỗi năm.
Người ta gọi Bodie là một "thị trấn ma" bởi khung cảnh hoang vắng, u ám, tiêu điều và xơ xác. Trước đây nó từng là một thị trấn khai thác vàng sầm uất.
6. Làng cổ Imber ở Anh
Ngôi làng Imber ở Anh không một bóng người từ tháng 12/1943 sau khi quân Đồng minh sử dụng nơi này để chuẩn bị các chiến dịch ở châu Âu. Ngay cả sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, người dân không được phép quay trở lại.
Hiện làng cổ Imber trở thành địa điểm huấn luyện của binh sĩ Anh và cho phép khách du lịch ghé thăm vào một số dịp đặc biệt như Giáng sinh.
7. Thị trấn Kolmanskop trên sa mạc ở Namibia
Cách đây khoảng 100 năm, thị trấn Kolmanskop trên sa mạc ở Namibia từng phát triển rất thịnh vượng, nhưng hiện tại nó đã trở thành thị trấn "ma" và đang dần bị nhấn chìm bởi cát sa mạc. Trước dây, thị trấn này từng là một vựa kim cương lớn.
Kolmanskop được xây dựng theo phong cách kiến trúc của một thị trấn Đức, với đầy đủ tiện nghi và khu vui chơi như casino, rạp chiếu phim, bể bơi, phòng khiêu vũ, nhà máy phát điện, nhà máy sản xuất đá lạnh,...Thị trấn bắt đầu suy tàn sau Thế chiến thứ nhất, cũng là lúc các vựa kim cương cạn dần. Cuối cùng, vào năm 1954 thì Kolmanskop trở thành một thị trấn "ma" hoang vắng khi một kiến trúc sư người Đức và cũng là cư dân cuối cùng rời khỏi thị trấn.
8. Nhà tù Port Arthur, Tasmania, Australia
Tasmania là một nơi nguy hiểm nhất của Australia với trại tù nổi tiếng Port Arthur. Các trận đọ súng thường xảy ra giữa tù nhân thời thuộc địa Anh, họ được quản thúc, cải tạo tại đây và cũng chính họ đã kiến tạo nên vùng đất Tasmania trù phú và yên bình giờ đây.
Khu nhà tù Port Arthur được xây dựng từ năm 1853 với mục đích chính làm nhà tù, được xem là nơi có an ninh nghiêm ngặt nhất thời bấy giờ nhưng cũng đồng thời là địa điểm nguy hiểm nhất của nước Australia. Qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian công trình nay cũng bị hư hại ít nhiều chỉ đa phần còn lại phần vỏ bao che của công trình tuy nhiên giá trị lịch sử của nó vẫn còn nguyên vẹn. Là một trong những di sản văn hóa của nhân loại được UNESCO công nhận (2010), nơi đây thực sự đã hoàn toàn lột xác, từ là nơi được coi là dưới đáy của xã hội Australia, nay trở thành địa điểm du lịch thu hút hơn 250.000 du khách mỗi năm.
9. Fordlândia, Brazil
Fordlândia là khu vực rộng lớn, quyền sở hữu thuộc về nhà sản xuất công nghiệp xe hơi Henry Ford. Ông đã mua khu đất rộng lớn này để trồng cao su, phục vụ việc sản xuất bánh xe. Ngoài ra, ông còn xây dựng một thị trấn kiểu Mỹ kỳ lạ trong rừng, bao gồm một sân golf, một thư viện và một bệnh viện, cũng như các cửa hàng, nhà hang…tạo thuận lợi cho các nhân viên của mình.
10. Thành phố Pyramiden – Na Uy
Được xây dựng vào năm 1910, thị trấn mỏ Pyramiden được đặt theo hình dáng của ngọn núi có hình kim tự tháp ở gần đó, đây từng là nơi trú ngụ của hơn 1000 người. Năm 1917, sau khi được bán cho Nga, từ một ngôi làng nhỏ bé, Pyramiden đã biến thành một trung tâm khai mỏ sầm uất và tấp nập. Đến năm 1998, thành phố này bắt đầu bị bỏ hoang khi nguồn khoáng sản dần bị cạn kiệt.
11. Hòn đảo Spinalonga, Hy Lạp
Năm 1903, khu sinh sống của người mắc bệnh hủi được thành lập trên đảo Spinalonga, Hy Lạp. Khoảng 400 người đã sống tại đó trong hơn nửa thế kỷ cho tới khi khu này đóng cửa năm 1957.
Hầu hết các bệnh nhân đều rời khỏi đảo và không còn một ai sinh sống nữa. Du khách ghé thăm Spinalonga có thể cảm nhận cảm giác cô lập, sự đau khổ mà những người bệnh hủi ở đây phải trải qua.