11 hải tặc bị Cảnh sát biển Việt Nam bắt sống như thế nào?

11 hải tặc bị Cảnh sát biển Việt Nam bắt sống như thế nào?
TP - Bọn cướp biển nhanh chóng thay đổi vẻ bề ngoài của tàu nạn nhân, phá hủy hệ thống định vị…, nhưng chúng vẫn bị Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện, tấn công, tóm gọn.

> Tin mới nhất vụ 11 hải tặc Biển Đông bị Cảnh sát biển VN bắt giữ
> Cứu 9 thủy thủ bị cướp biển tấn công

Khám xét tàu Zafirah
Khám xét tàu Zafirah .

13 giờ chiều 23-11, tàu ZAFIRAH bị cướp biển tấn công vào neo đậu tại Bãi Trước (TP Vũng Tàu) trong sự bảo vệ của lực lượng Cảnh sát biển và Bộ đội Biên phòng BR-VT.

Chiều cùng ngày, cơ quan chức năng tỉnh BR-VT lên thị sát, kiểm tra tình trạng của tàu ZAFIRAH; đồng thời niêm phong một số vật tư, hàng hóa trên tàu trước sự chứng kiến của thuyền trưởng tàu ZAFIRAH Sann Winnaung.

Chứng kiến việc kiểm tra tàu, PV Tiền Phong nhận thấy sau khi cướp được tàu ZAFIRAH, nhóm hải tặc đã sơn lại gần như toàn bộ bên ngoài của con tàu để đánh lạc hướng cơ quan chức năng và cơ quan chống cướp biển quốc tế.

Thân tàu ZAFIRAH từ màu xanh lá cây được sơn lại thành màu đen; tên của tàu đổi thành SEA HORSE; số IMO của tàu từ 9016387 thành 9016081; quốc tịch của tàu là Malaysia bị đổi thành Honduras… Bên cạnh đó, các dòng chữ trên cabin, phao cứu sinh, xuồng cứu sinh của tàu cũng được sơn lại hoàn toàn.

Riêng hệ thống định vị vệ tinh của tàu ZAFIRAH bị bọn cướp biển phá hỏng hoàn toàn để cắt đứt sự theo dõi của cơ quan chức năng.

Một chuyên gia chống hải tặc cho hay, một khối lượng công việc rất lớn nhưng hải tặc hoàn tất trong vòng 2 ngày trong điều kiện tàu vẫn chạy trên biển cho thấy chúng rất chuyên nghiệp và có sự chuẩn bị kỹ càng.

Chiều 23-11, lực lượng công binh Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh BR-VT rà bom mìn, vũ khí trên tàu ZAFIRAH, nhưng không phát hiện điều gì nghi vấn.

Theo đại tá Đinh Văn Nghiêm, Phó Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển 3, trước khi bị lực lượng chức năng bắt giữ, nhiều khả năng bọn cướp biển đã vứt toàn bộ vũ khí xuống biển để phi tang.

Sáng 23-11, Bộ đội Biên phòng tỉnh BR-VT phối hợp Công an BR-VT thẩm vấn 11 hải tặc, chủ yếu mang quốc tịch Indonesia. Nhiều hải tặc không nói được tiếng Anh nên việc thẩm vấn gặp khó khăn.

Ngày 23-11, bà Rachmaida Ginting, đại diện Tổng Lãnh sự quán Indonesia tại TPHCM, đến Hải đội 2 Biên phòng để thăm hỏi 5 thủy thủ Indonesia làm việc trên tàu ZAFIRAH bị hải tặc tấn công.

Thủy thủ đoàn, tàu ZAFIRAH gồm 9 người (4 Malaysia và 5 Indonesia) được chăm sóc y tế và bố trí chỗ ăn nghỉ, sức khỏe đã hồi phục, trạng thái tinh thần ổn định hơn.

Bà Ginting cảm ơn ngư dân và các cơ quan chức năng Việt Nam đã tận tình giúp đỡ các thủy thủ bị nạn.

Đại tá Cao Xuân Trang, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Biên phòng BR-VT cho hay, đang khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn tất thủ tục để 9 thủy thủ tàu ZAFIRAH sớm về nước.

Bắt gọn cướp biển

Chiều 23-11, Vùng cảnh sát biển 3 trả lời câu hỏi của phóng viên về quá trình theo dõi, tấn công, bắt giữ nhóm hải tặc.

Sau khi nhận được thông tin tàu ZAFIRAH bị cướp biển bắt giữ và đang trong hành trình về vùng biển Việt Nam, Cục Cảnh sát biển Việt Nam lệnh cho Vùng Cảnh sát biển 3 (đóng quân tại TP Vũng Tàu) triển khai hai biên đội tàu (gồm 5 chiếc) ra hiện trường tìm kiếm và theo dõi hoạt động của các tàu nghi vấn.

Tàu Zafirah khi đã bị sơn lại
Tàu Zafirah khi đã bị sơn lại.

Ngày 20-11, tàu ZAFIRAH đi vào vùng biển Việt Nam và liên tục chuyển hướng di chuyển để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát biển.

2 giờ ngày 22-12, một biên đội tàu của Cảnh sát biển 3 phát hiện một tàu nghi vấn tại tọa độ 9o50N-107o20E đang di chuyển theo hướng 44o, vận tốc 5 hải lý/giờ.

Qua theo dõi, xác định tàu nghi vấn chính là tàu chở dầu ZAFIRAH bị cướp biển bắt giữ.

5 tàu cảnh sát biển triển khai đội hình bao vây tàu ZAFIRAH. Trưa 22-11, cảnh sát biển đã khống chế buộc tàu ZAFIRAH phải neo lại và dùng loa kêu gọi hải tặc buông súng đầu hàng.

Cảnh sát biển nổ súng cảnh cáo nhưng hải tặc vẫn cố thủ trên tàu. 16 giờ ngày 22-11, đại tá Lê Xuân Thanh, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển 3, có mặt tại hiện trường, trực tiếp chỉ huy việc tấn công bọn cướp biển.

Chiếm ưu thế về người, trình độ nghiệp vụ và vũ khí, cảnh sát biển áp sát, nhanh chóng đột nhập tàu ZAFIRAH lúc này đã được sơn lại là tàu SEA HORSE.

Trinh sát Vùng Cảnh sát biển 3 đã bắt gọn 11 hải tặc và đưa vào Vũng Tàu. 22 giờ tối 22-11, tàu chở 11 hải tặc vào tới TP Vũng Tàu. Cảnh sát biển giao ngay bọn hải tặc cho lực lượng điều tra biên phòng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.