Tác dụng không ngờ
Nếu đã từng đi máy bay, bạn sẽ để ý thấy một lỗ nhỏ nằm phía cạnh dưới của cửa sổ. Mỗi máy bay đều có một độ cao riêng dựa vào khối lượng của chúng để giảm thiếu tới mức thấp nhất về chi phí hay nhiên liệu tiêu thụ. Hiện tại, các máy bay thương mại thường bay ở độ cao từ 10.000 – 12.800 m. Nhiều lúc nhiệt độ bên ngoài lạnh đến -57 độ C. Vậy mà trên cửa sổ máy bay lại có một lỗ nhỏ xíu. Có kỳ quặc lắm không? Tại sao lại có lỗ nhỏ như vậy?
Thực ra, chi tiết tưởng chừng đơn giản này lại có tác dụng vô cùng to lớn đó là làm cân bằng áp suất trong máy bay.
Khi nhìn kỹ vào cửa sổ, chúng ta sẽ phát hiện ra kính cửa sổ được tạo thành từ 3 lớp riêng biệt, thường được làm bằng vật liệu acrylic (một loại vật liệu nhựa cao cấp được tinh chế từ dầu mỏ). Mục đích của lớp acrylic trong cùng là để bảo vệ cho 2 lớp phía ngoài.
Khi máy bay càng lên cao, áp suất không khí càng giảm. Áp suất không khí bên ngoài thấp hơn rất nhiều so với bên trong máy bay, gây nhiều tác động vật lý có hại đến cửa sổ máy bay. Hệ thống cân bằng áp suất bên trong máy bay sẽ điều chỉnh cho áp suất bên trong máy bay ở mức an toàn và dễ chịu cho hành khách.
Lớp acrylic ở giữa và ở ngoài cùng của cửa sổ máy bay sẽ phải chịu lực do áp suất chênh lệch gây ra. Cả 2 lớp này đều có thể chịu được lực ép của áp suất, song nhờ có chiếc lỗ nhỏ trên cửa sổ nên chỉ có lớp ngoài cùng phải chịu lực.
Clip nguồn youtube
Trong trường hợp tấm acrylic ngoài cùng không thể chịu được áp lực (gần như không bao giờ xảy ra) và bị nứt vỡ, tấm giữa sẽ đóng vai trò thay thế cho tấm ngoài. Dĩ nhiên, chiếc lỗ nhỏ trên tấm giữa sẽ cho một luồng khí nhỏ đi qua, song hệ thống cân bằng áp lực sẽ giải quyết phát sinh còn lại.
Bret Jensen, một chuyên viên kỹ thuật hàng không cao cấp của Boeing chia sẻ: “Chiếc lỗ này giúp ngăn hơi ẩm và tuyết bám tụ trên cửa sổ. Điều này lý giải vì sao cửa sổ của bạn không bị mờ đặc mỗi lần máy bay đi qua các đám mây."
Vì sao máy bay thương mại không trang bị dù cho khách hàng
Khi đi máy bay hàng không dân dụng có người để ý sẽ thấy trên máy bay không trang bị dù cho cả hành khách lẫn nhân viên tổ lái. Dù có thể cứu mạng sống của con người khi máy bay gặp sự cố trục trặc, vậy tại sao lại không được trang bị dù ở đây?
Mỗi chiếc ghế phải phù hợp với trọng lượng của một vị khách cụ thể thì mới mở được hệ thống thoát hiểm. Rồi những thao tác tiếp theo phải được thực hiện một cách thành thạo- đó là cả một quá trình diễn biến tâm lý hết sức phức tạp, ngay cả phi công chiến đấu cũng phải luyện tập rất công phu.
Mặc dù nhảy dù là một phương pháp thoát chết rất tốt nhưng phải trải qua khóa học đào tạo nghiêm ngặt. Nếu máy bay chở khách chuẩn bị dù cho hành khách chỉ cần hơi có sự cố máy móc hay những rung động nhỏ trên máy bay thì e rằng sẽ có một số hành khách không hiểu đòi nhảy dù ngay. Tình huống này khiến các hành khách khác hoảng loạn mà ào ào nhảy theo.
Tốc độ máy bay đang rất cao. Nếu nhảy ra, người sẽ bị hút rất mạnh vào máy bay và bị chấn thương nặng. Vả lại, người nào có sức phi thường dứt ra được, thì chắc chắn cũng sẽ chết bởi sự va đập của gió.
Đối với người chưa được huấn luyện thì việc nhảy dù là rất nguy hiểm; vội vàng nhảy dù trong tình huống không hiểu rõ độ cao, tốc độ, cũng không hiểu được địa hình phía dưới thì thương vong, tử vong với số lượng lớn là điều khó tránh khỏi. Thực ra, những độ rung nhỏ của máy bay hoặc sự cố máy móc là điều rất bình thường, hoặc có thể loại bỏ. Và như vậy, chỉ cần nhảy dù thôi thì ngược lại có thể sẽ gây ra sự cố thương vong không đáng có.
Ngoài ra, để làm cho hành khách cảm thấy thoái mái hơn, trên máy bay luôn duy trì áp suất khí quyển giống với mặt đất. Và như vậy, áp suất khí bên trong máy bay sẽ lớn hơn áp suất khí quyển của bầu trời bên ngoài máy bay. Do đó, cửa của khoang hành khách trên không trung không hề mở và hành khách cũng không thể nhảy dù được.