1001 thắc mắc: Nhện cái ăn thịt bạn tình sau khi 'vui vẻ' chỉ vì đói?

Nhện cái thường ăn thịt bạn tình sau khi giao hợp
Nhện cái thường ăn thịt bạn tình sau khi giao hợp
TPO - Có các loài động vật, con cái sẽ ăn thịt chính bạn tình của mình sau khi giao phối. Nhện là một loài như vậy. Hành động này giúp chúng có được nguồn dinh dưỡng dồi dào trong quá trình “mang nặng đẻ đau”.

Nhện cái ăn thịt bạn tình trước khi giao phối

Một nghiên cứu mới phát hiện, "tính cách" của một con nhện cái có thể ảnh hưởng tới việc nó quyết định ăn thịt bạn tình tiềm năng ngay lập tức hay trì hoãn chuyện đó tới sau khi hoàn tất giao phối hoặc tha chết cho bạn tình.

Ở một số loài nhện, các con cái khét tiếng vì thói quen ăn thịt bạn tình sau khi ân ái. Tuy nhiên, trong thực thế vẫn có những con nhện cái thậm chí "xơi tái" bạn tình tiềm năng trước cả khi quá trình giao phối diễn ra.

Các nhà khoa học đã đưa ra hàng loạt phỏng đoán về lí do tại sao có quá nhiều loài nhện phát triển thói quen "xơi tái" bạn tình đến như vậy. Đối với các cá thể cái, ăn thịt bạn tình có thể mang tới lợi thế về dinh dưỡng hoặc giúp loại bỏ số lượng những "ông bố" không mong muốn.

Đối với các cá thể đực, sự hy sinh có thể nhằm bảo đảm các gene của chúng sẽ được truyền lại cho thế hệ sau. Chẳng hạn như, ở một số loài nhện, con đực để lại xúc túc đóng vai trò như dương vật có thể tách rời của chúng bên trong cơ thể con cái sau cuộc "yêu" nhằm xua đuổi tinh trùng của các tình địch.

Tuy nhiên, các lợi ích của hiện tượng ăn thịt bạn tình mập mờ hơn khi các "nàng" nhện trinh ngốn ngấu bạn tình thuộc mọi kích cỡ một cách bừa bãi, thậm chí không quân tâm tới "chuyện ấy" với chúng.

Các nhà nghiên cứu đến từ Trạm thử nghiệm các vùng đất khô cằn (EEZA) của Tây Ban Nha đã tiến hành kiểm tra xem liệu các đặc điểm tính cách nhất định, chẳng hạn như sự hung dữ, hiếu chiến, có ảnh hưởng tới cách đối xử của nhện cái với những nhện đực tiến lại gần hay không.

Vì sao nhện lại ăn thịt bạn tình?

Nhóm nghiên cứu đã bắt nhốt 99 con đực và 88 con cái thuộc loài nhện Iberian tarantula Lycosa hispanica. Họ sau đó phân loại các nhện cái thành nhóm "hung dữ" hoặc "hiền lành" nhờ quan sát cách chúng phản ứng trước các con mồi và khẩu vị ăn của chúng.

Nhóm nhện cái, tất cả đều là "trinh nữ", sau đó được thả chung với các con đực. Kết quả cho thấy, các con cái hiền lành nhiều khả năng sẽ giao phối trước khi tấn công con đực. Chúng cũng có xu hướng ăn thịt con đực yếu kém hơn và thích ân ái với những con đực vượt trội hơn.

Trong khi đó, các con cái hung dữ giết chết con đực bất kể khỏe hay yếu, thậm chí trước cả khi giao phối. Điều này ám chỉ, bản tính hiếu chiến đã khiến những con nhện cái này mất khả năng phân biệt bạn tình tiềm năng là nguồn cung cấp tinh trùng hay nguồn thức ăn và "xơi tái" nhện đực một cách bừa bãi.

Các nhà nghiên cứu kết luận, chính "tính cách" đã quyết định thái độ của nhện cái trước con mồi và cả bạn tình tiềm năng. Sự hung dữ sẽ khiến nhện cái trở nên phàm ăn và "xơi tái" nhện đực bất chấp đã giao phối hay chưa.

Giáo sư Ann Rypstra và tiến sĩ Shawn Wilder của Đại học Miami ở Hamilton, Ohio đã tiến hành nghiên cứu mức độ bổ dưỡng của nhện đực và thống kê xem nhện cái ăn bao nhiêu phần chất béo và protein trong cơ thể nhện đực.

Kết quả cho thấy, một con nhện cái thuộc loài Hogna helluo chỉ ăn 51% sinh khối của nhện đực, trong khí đó nó ăn tới 72% sinh khối của dế. Nó cũng hút nhiều chất béo từ dế hơn so với bạn tình của mình vì trong cơ thể nhện đực chứa có 5% chất béo, mà của dế lên tới 20%.

“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, nhện cái cần nhiều lipid để sản sinh trứng, nhưng các con nhện đực lại có rất ít lipid trong cơ thể của chúng” – tiến sĩ Wilder cho biết.

Điều đó sẽ giải thích được nguyên nhân vì sao nhện cái có thể vồ một con dế và ăn nó ngấu nghiến, sau khi nó từ chối ăn một con nhện đực.

“Tôi đã rất ngạc nhiên trước kết quả này vì từ trước tới giờ, người ta vẫn thường nghĩ nhện cái ăn thịt bạn tình là xuất phát từ động cơ về nguồn dinh dưỡng” – tiến sĩ Wilder nói.

“Thay vào đó, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, nhện cái ăn thịt đồng loại như một phương sách cuối cùng để chống đói”. Điều đó cũng giải thích vì sao không phải nhện cái lúc nào cũng ăn thịt bạn tình.

Các loài nào phải chạy trốn bạn tình sau khi giao phối

1001 thắc mắc: Nhện cái ăn thịt bạn tình sau khi 'vui vẻ' chỉ vì đói? ảnh 1
 

Bọ ngựa, con đực phải chạy trốn sau khi giao phối

Đối với những con bọ ngựa đực, chúng gần như chỉ có thể giao phối một lần duy nhất trong đời vì trong lúc “ân ái”, bọ ngựa cái sẽ ăn cái đầu của chúng.

Mặc dù bị ăn mất phần đầu, bọ ngựa đực vẫn có thể thực hiện việc giao phối. Những hạch thần kinh vùng bụng của chúng có thể sống thêm vài giờ sau khi mất não và có thể độc lập điều khiển quá trình giao phối.

Cách duy nhất để bọ ngựa đực “bảo toàn tính mạng” là nhảy thật nhanh ra khỏi lưng bọ ngựa cái sau khi giao phối.

1001 thắc mắc: Nhện cái ăn thịt bạn tình sau khi 'vui vẻ' chỉ vì đói? ảnh 2
 

Nhện lưng đỏ Australia, con đực không thể chạy thoát

Cũng giống như bọ ngựa, nhện lưng đỏ Australia cái sẽ ăn thịt “bạn tình” của mình trong lúc giao phối. Nhưng khác với bọ ngựa đực, nhện lưng đỏ đực gần như không thể chạy thoát khỏi nhện cái.

Nguyên nhân của việc này là do trong quá trình giao phối, con đực sẽ cưỡi lên phần miệng của con cái để truyền tinh trùng. Lúc đó, nhện lưng đỏ cái sẽ tiết ra dịch tiêu hóa để ăn con đực.

Tuy nhiên, sự hy sinh của nhện đực không hề vô nghĩa, việc ăn thịt chúng sẽ giúp nhện cái có nguồn dinh dưỡng dồi dào để các phôi phát triển. 

1001 thắc mắc: Nhện cái ăn thịt bạn tình sau khi 'vui vẻ' chỉ vì đói? ảnh 3
 

Bò cạp, ăn thịt bạn tình

Bò cạp là loài động vật thuộc lớp nhện. Chúng xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, từ núi cao, sa mạc, vùng nhiệt đới cho đến trong các hang động. Bò cạp là loài động vật có những “nghi thức” giao phối rất thú vị. Có thể xem đây là một cuộc “đấu trí” giữa con đực và con cái. 

Trong lúc giao phối, con đực sẽ bắt đầu một điệu nhảy để thu hút con cái. Thực ra, con đực đang cố gắng tìm chỗ để đặt túi bào tinh vào người con cái. Còn con cái sẽ chủ động lấn át và huých vào đầu con đực làm cho nó choáng váng để thực hiện “âm mưu” ăn thịt con đực. 

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.