1001 thắc mắc: Lí do gì khiến ngựa thích ngủ đứng?

Ngựa thích ngủ đứng
Ngựa thích ngủ đứng
TPO - Ngựa là loài động vật có vú đã trải qua quá trình tiến hóa 45 - 55 triệu năm. Dù khá to lớn nhưng có điều thú vị là ngựa rất thích ngủ đứng.

Ngựa ngủ đứng là theo tập tính sinh hoạt của ngựa hoang dã. Ngựa hoang dã sống ở các vùng thảo nguyên, sa mạc rộng lớn. Thời cổ xưa, ngựa vừa là đối tượng săn bắn của con người, lại là món ăn ngon của động vật ăn thịt như sói.

Ngựa không giống bò, dê có thể dùng sừng chiến đấu với kẻ địch, chỉ có một cách, chỉ có thể dựa vào việc chạy nhanh để chạy trốn kẻ địch.

 Mà những động vật ăn thịt như sói... đều kiếm ăn vào ban đêm, ban ngày chúng ẩn nấp trong các bụi cỏ, hang động để nghỉ ngơi, ban đêm mới ra ngoài kiếm ăn.

Ngựa hoang dã để nhanh chóng kịp thời chạy trốn kẻ địch, ban đêm không dám thoải mái ngủ yên không cần lo nghĩ. Dù là ban ngày, ngựa cũng đành phải đứng duy trì cảnh giác cao độ, đề phòng bất trắc.

Ngựa tuy không phải gặp sự săn đuổi của con người và kẻ địch như ngựa hoang, nhưng chúng là do ngựa hoang dã thuần hoá. Nhưng tập tính đứng ngủ của ngựa hoang vẫn được bảo lưu lại.

Trong số các loài động vật, ngoài ngựa ra, lừa cũng có tập tính ngủ đứng vì môi trường sinh hoạt của tổ tiên chúng gần giống với ngựa hoang.

Theo các chuyên gia, sở dĩ loài ngựa có thể làm được điều này là bởi chúng sở hữu một thứ gọi là “Bộ máy đứng”, gồm hệ thống các dây chằng và gân cho phép khóa các khớp xương ở chân khi chúng ngủ, để duy trì tư thế đứng thẳng.

Có một điều thú vị là không phải lúc nào ngựa cũng ngủ đứng, trong trường hợp cần ngủ sâu để hồi phục sức khỏe, chúng cũng sẽ nằm ngủ như hầu hết các loài thú khác. Lúc này, đàn ngựa sẽ thực hiện chiến thuật làm việc nhóm. Cụ thể, một chú ngựa nhận nhiệm vụ canh gác trong khi cả đàn chợp mắt.

 Clip nguồn youtube

Những điều thú vị về ngựa

Một con ngựa hồi thế kỷ 19 có tên “Billy già cỗi” được cho là đã sống tới 62 tuổi.

Bộ xương của ngựa cấu tạo từ khoảng 205 chiếc xương. Tốc độ phi nước đại của ngựa vào khoảng 44km/h. Kỷ lục chạy nước rút nhanh nhất của một con ngựa là 88km/h. Ước tính trên toàn thế giới hiện có gần 70 triệu con ngựa.

Mặc dù nhỏ bé hơn nhưng các con ngựa thuộc giống ngựa lùn lại khỏe hơn các con ngựa thông thường. Các cá thể thuộc giống ngựa lùn chỉ đòi hỏi một nửa lượng thức ăn một con ngựa bình thường tiêu thụ nếu chúng có cùng trọng lượng.

Ở bang Arizona, Mỹ, các cao bồi bị cấm đeo đinh thúc ngựa đi qua sảnh khách sạn.

Một con ngựa dưới 4 năm tuổi có thể đi tiểu tối đa tới 10 - 15 phút. Quả tim của một con ngựa có trọng lượng tối đa lên tới 4kg. Bạn có thể biết một con ngựa có đang bị lạnh hay không bằng cách cảm nhận phía sau tai của nó. Nếu vùng phía sau tai ngựa lạnh, nó sẽ đồng nghĩa với việc con vật đang bị lạnh.

Ngựa uống ít nhất 94,6 lít nước mỗi ngày, và sẽ uống nhiều hơn trong thời tiết nóng nực hơn. Khớp đầu gối của một con ngựa tương đương khớp cổ tay của người, trong khi khớp khuỷu chân sau tương đương khớp mắt cá chân ở người.

Ngựa có trí nhớ dài hạn vô cùng tuyệt vời, đặc biệt về những nơi từng khiến chúng sợ hãi. Cách nhận biết một con ngựa có bị thiếu nước hay không là dùng tay cấu véo vào da của nó. Nếu lớp da mất nhiều thời gian để phục hồi trạng thái ban đầu, điều đó chứng tỏ con ngựa đang rất cần được cho uống nước.

Bụng của một con ngựa bình thường luôn tạo ra những tiếng kêu òng ọc. Nếu thiếu vắng những âm thanh đó, con ngựa đang bị đau bụng. Bộ não của một con ngựa trưởng thành nặng khoảng 0,6kg, bằng một nửa trọng lượng bộ não của người.

Đua xe ngựa là môn thi đấu Olympic đầu tiên vào năm 680 trước Công nguyên. Cỏ phấn hương gây ra nhiều cái chết cho loài ngựa hơn bất kỳ loại cây độc nào khác. Ngựa thích các hương vị ngọt ngào và thường từ chối những gì chua hoặc đắng.

MỚI - NÓNG
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.