10 thói quen xấu gây hư hại cho ô tô

10 thói quen xấu gây hư hại cho ô tô
TPO - Những lỗi nhỏ chúng ta mắc hàng ngày sau đây đang dần phá hỏng chiếc ô tô của chính mình.

Không sử dụng phanh tay

Ngay cả khi đỗ xe trên địa hình bằng phẳng, thực sự không có lí do gì mà không sử dụng phanh tay. Không sử dụng phanh tay khiến toàn bộ trọng lượng của xe dồn vào một miếng kim loại nhỏ nằm trong hộp số được gọi là chốt hãm. Chốt hãm chỉ nhỏ bằng một ngón tay, do đó có thể bị mòn hoặc thậm chí có khả năng bị gãy khi phải chịu toàn bộ sức nặng như vậy. Sử dụng phanh tay làm cân bằng tải trọng, giúp cho các bộ phận truyền động yếutrong hộp số có tuổi thọ lâu hơn.

Thường xuyên để bình nhiên liệu cạn

Rất nhiều người trong chúng ta đã ở trong tình huống mà bỏ ra 10 đôđể nạp nhiên liệu có lẽ là điều hợp lí nhất vào thời điểm đó. Chúng ta không biết rằng chỉ cần chi thêm một chút tiền cũng có thể giúp ngăn ngừa những tổn hại đối với hệ thống nhiên liệu. Bơm nhiên liệu được làm mát bằng chính nhiên liệu còn lại trong bình, vì vậy nếu tài xế thường xuyên chạy xe khi lượng nhiên liệu trong bình ở mức bằng hoặc dưới ¼ , thì nguy cơ phải thay bình nhiên liệu ngày càng tăng. Chi thêm một chút tiền tại trạm xăng sẽ không tốn kém bằng thay một chiếc bơm nhiên liệu mới.

Đột ngột chuyển từ số lùi (R) sang số tiến (D)

Hãy hình dung bạn đang lùi ra khỏi một bãi đậu xe. Rõ ràng bạn sẽ chạy theo quán tính, gạt nhẹ cần số và bắt đầu tiến về phía trước. Nghe có vẻ quen đúng không? Điều này có thể không ảnh hưởng ngay tức thì, nhưng theo thời gian việc đổi hướng đột ngột như vậy có thể làm hỏng hệ thống truyền lực. Thay vào đó, hãy cho xe dừng hằn trước khi chuyển số. Việc này chỉ mất thêm một vài giây và bạn sẽ tránh được những hư hại cho trục, động cơ và hộp số trong tương lai.

Rồ ga khi động cơ còn chưa ấm

Để cho xe chạy từ từ trong vòng một hoặc hai phút ngay sau khi khởi động là một ý kiến tuyệt vời. Điều này giúp dầu bôi trơn được đưa đến tất cả các bộ phận của động cơ và khiến cho cả dầu và động cơ nóng lên. Rồ ga không làm cho quá trình này diễn ra nhanh hơn . Trong thực tế, điều đó có thể gây ra những thiệt hại đáng kể. Rồ ga khi động cơ đang lạnh gây ra những thay đổi nhiệt độ đột ngột tạo nên sức ép giữa các bộ phận gắn liền trong động cơ. Đơn giản hãy bỏ ra 60 giây trước khi lên đường, và tất cả mọi thứ sẽ nóng lên đảm bảo cho xe vận hành tốt.

Đạp hết ga khi không cần thiết

Tất cả những người yêu xe đều khao khát một lần được đạp ga hết tốc lực trong giây lát. Một vấn đề phát sinh đó là bạn phải giẫm chặt phanh khi cần giảm tốc độ. Cả hai động tác trên thì đều không tốt cho xe. Việc tăng tốc nhanh sẽ đốt cháy rất nhiều nhiên liệu (sẽ không sao nếu đó không phải một chiếc xe Telsa) và đặttải trọng lớn lên các bộ phận của hệ thống truyền lực. Dùng toàn bộ lực để dừng xe còn nhanh chóng làm mòn các má phanh và rô to. Hãy kháng lại những thôi thúc lái xe theo kiểu như vậy. Nếu không, bạn nên biết rằng hóa đơn sửa chữa sớm muộn gì cũng sẽ đến thôi.

Tì tay lên cần số

Lái xe ô tô số sàn thường đem lại cảm giác khá là thú vị, và khi bạn đi qua những chỗ gập ghềnh, theo bản năng bạn sẽ đặt một tay lên vô lăng và một tay lên cần số. Đừng làm vậy. Đặt tay lên cần số có thể tạo áp lực lên ổ trục và máy đồng bộ của hộp số, khiến chúng nhanh bị mòn. Dù thế nào đi chăng nữa, cách tốt nhất là đặt cả hai tay lên vô lăng. Điều này sẽ giúp bạn có thể chuyển số và giữ được kiểm soát khi phải ngoặt tay lái đột ngột.

Lạm dụng chân côn

Rất nhiều tài xế di chuyển chân côn theo cách này. Ngay cả khi bạn đang dừng, bạn vẫn đạp chân côn xuống sàn. Thao tác này có thể giúp bạn nhích một chút về phía trước khi tắc đường hoặc sẵn sàng di chuyển khi đèn giao thông chuyển màu xanh. Tuy nhiên, đạp chân côn khi đang dừng làm cho bề mặt của nó bị cọ sát gây hao mòn và làm mất khả năng của chân côn. Điều này cũng gây hư hại đến vòng nhả côn, tay côn và má phanh. Thay vì đạp chân côn và để số tiến, hãy nhả chân côn và để số về mo. Khi bắt đầu di chuyển, trước hết hãy đạp nhẹ chân côn rồi mới cho xe chạy.

Chở quá nhiều đồ nặng

Chở càng nhiều đồ nặng, xe càng tốn nhiên liệu và càng nhiều áp lực đặt lên hệ truyền lực, hệ thống treo và phanh. Đơn giản là như vậy. Hãy làm những gì giúp xe bạn nhẹ nhất có thể. Chúng tôi không gợi ý tháo bỏ điều hòa hay hệ thống âm thanh, nhưng hãy loại bỏ bất cứ thứ gì không cần thiết. Mặc dù việc giảm trọng lượng trên xe chỉ giúp bạn đi thêm một vài dặm với cùng lượng nhiên liệu, nhưng nó sẽ thực sự tạo nên sự khác biệt khi di chuyển trên một quãng đường dài. Hãy chắc chắn rằng xe của bạn được trang bị những thứ cần thiết bạn cần hàng ngày và lưu trữ các vật dụng còn lại ở một nơi khác.

Rà phanh khi xuống dốc

Đôi khi bạn rà phanh khi xuống dốc để tránh xe đi quá nhanh. Tuy nhiên, việc này sinh ra nhiệt ở các má phanh và rôto, gây mài mòn và tăng nguy cơ bị quá nóng hay bị méo. Một giải pháp đó là hãy thử chuyển sang số thấp hơn. Sự giảm sức ép một cách tự nhiên trong hệ thống truyền lực sẽ giúp xe duy trì tốc độ an toàn. Theo cách này, khi bạn cần nhấn phanh, bạn sẽ thấy phanh hiệu quả hơn rất nhiều.

Phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo

Khi có vấn đề gì đó xảy ra với xe của bạn, rất có thể nó sẽ cố gắng cho bạn biết. Bất kì những rung động lạ, tiếng rít liên tục, va đập thường xuyên hay những triệu chứng bất thường khác đều phải được kiểm tra ngay lập tức. Bạn có thể không nhận thấy bất cứ vấn đề gì, nhưng càng để lâu hơn, bạn sẽ gặp phải càng nhiều rắc rối nếu chẳng may một bộ phận nào đó đột nhiên bị hỏng và bạn sẽ mắc kẹt trên đường.

MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.