Công trình chậm tiến độ bậc nhất TPHCM về đích

Công trình chậm tiến độ bậc nhất TPHCM về đích
TP - Chiều nay (18-8), UBND TPHCM tổ chức lễ khánh thành dự án Vệ sinh môi trường (giai đoạn 1). Được khởi công từ năm 2003, giai đoạn 1 của dự án bao gồm các hạng mục như xây dựng tuyến cống bao dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, lắp đặt 60km cống thoát nước cho lưu vực, xây dựng trạm bơm xử lý nước thải, nước mưa công suất 64.000m3/giờ…

> Nhiều công trình cấp bách chậm tiến độ

Với hơn 7.000 hộ dân thuộc 5 quận, gồm: 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận và Tân Bình phải di dời, dự án vệ sinh môi trường là một trong những dự án ODA tai tiếng bậc nhất ở TPHCM. Ban đầu, dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD (trong đó Ngân hàng Thế giới-WB cho vay 166 triệu USD), dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2008.

Tuy nhiên, do chậm tiến độ, đặc biệt là tại gói thầu số 7 do liên danh nhà thầu TMEC-CHEC3 (Trung Quốc) thi công gặp sự cố chìm robot trong quá trình khoan kích ống ngầm băng qua sông Sài Gòn nên dự án kéo dài, khiến WB phải nhiều lần gia hạn thời gian hoàn thành.

Để đẩy nhanh tiến độ, vừa qua, UBND TPHCM phải thay thế liên danh TMEC-CHEC3, đồng thời chia nhỏ gói thầu số 7 cùng một số gói thầu khác. Do đó, đến năm 2012, tổng vốn đầu tư của dự án tăng vọt, lên đến gần 317 triệu USD. Trong đó vốn ODA gần 294 triệu USD.

Theo UBND TPHCM, giai đoạn 2 của dự án sẽ thực hiện từ năm 2015 đến 2019 với tổng vốn đầu tư khoảng 470 triệu USD.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
GDP tăng vượt mọi dự báo, dấu ấn những ‘siêu dự án’ năm 2024
GDP tăng vượt mọi dự báo, dấu ấn những ‘siêu dự án’ năm 2024
TPO - Cơn bão số 3 mạnh nhất 30 năm qua gây thiệt hại nặng nề cho miền Bắc nhưng không thể xóa sạch thành quả của nền kinh tế. Bằng chứng là tăng trưởng GDP bứt phá ấn tượng, tăng lương cao nhất từ trước tới nay, đại dự án về đích thần tốc, nhiều kỷ lục mới được thiết lập... Cùng Tiền Phong điểm lại những sự kiện kinh tế nổi bật nhất năm 2024.
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
TPO - Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết, trên nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… lừa đảo bằng cách giả dạng thông tin tuyển dụng, làm giả cả chữ ký của tổng giám đốc trên thông tin tuyển dụng rồi đưa vào các trường đại học tuyển ứng viên. Đối tượng lừa đảo yêu cầu ứng viên nộp tiền tuyển dụng vào tài khoản, từ 150.000 - 300.000 đồng/người.