Phố Trung Quốc ở Hải Phòng

Phố Trung Quốc ở Hải Phòng

Phố Trung Quốc ở Hải Phòng
TP - Cùng huyện Yên Khánh – Ninh Bình và huyện Đông Triều – Quảng Ninh, ở huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng cũng có Chinatown.

Góc tối Cái Tàu

Bỗng dưng thành phố Trung Quốc

Năm 2006, nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Hải Phòng 1 (ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên) được khởi công và bên trúng thầu toàn bộ là các doanh nghiệp của Trung Quốc. Hai xã thuần nông Tam Hưng và Ngũ Lão của huyện Thủy Nguyên bao đời yên ả trong lũy tre làng giờ ồn ào, xáo trộn hẳn khi hàng nghìn công nhân Trung Quốc ùn ùn kéo đến sinh sống... để làm lao động chân tay thi công nhà máy nhiệt điện.

Con đường chạy qua xã Ngũ Lão, Tam Hưng có lúc cả trăm hàng quán mọc lên, nào bia, tạp hóa, quán ăn nhậu, karaoke, mát-xa, cà phê, nhà nghỉ... Những người đi xa về làng giật mình tưởng lạc vào phố Trung Quốc vì các biển hiệu dù quán cóc rìa làng, quán bia hơi đến khách sạn, nhà nghỉ, tường rào, nhà máy... đều ghi chữ Trung Quốc. Nhà nào, quán hàng nào cũng treo đèn lồng đỏ Trung Quốc.

Tối tối, một vài quán cà phê đèn mờ được mở ra, vài em gái ăn mặc hở hang mời gọi công nhân Trung Quốc vào đấm lưng thư giãn. “Không ít lộn xộn, cãi cọ nhau về giá tiền “bo” mà cười ra nước mắt”, anh Hai (người dân địa phương) nói.

Vợ chồng anh Hòa chị Diễm thấy đông công nhân Trung Quốc liền mở tiệm bán tạp hóa và nhập toàn bộ hàng từ Trung Quốc về bán. Chị Hạnh bán hàng giúp vợ chồng anh Hòa kể: “Công nhân Trung Quốc làm ở đây hầu hết đều nghèo vì họ chỉ là lao động phổ thông. Mặc cả chặt chẽ lắm. Nói mỏi cả mồm có khi chẳng bán được thứ gì. Có nhóm mua chịu, sau, có tiền trả sòng phẳng. Cũng có người sắp hết đợt lao động phải về nước mua hàng chịu xong chuồn luôn...”

Chiều chiều, cả nghìn công nhân Trung Quốc từ công trường túa ra đường cởi trần trùng trục, áo vắt vai. Hầu hết, họ ở trong khu nhà tập thể do nhà thầu Trung Quốc xây dựng cạnh công trường. Tuy nhiên, cả trăm công nhân là các toán thợ nhỏ lẻ vào Việt Nam bằng hộ chiếu du lịch thì thuê các nhà dân xung quanh công trường để ở. Gia đình ông Lại Văn Đấu (xóm 6, xã Tam Hưng) cho thuê hẳn dãy nhà hai tầng.Khoảng chục công nhân Trung Quốc chiều chiều về lại nổi lửa nấu ăn, cởi trần lang thang khắp làng, bắc ghế ngồi ngay đường làng ngắm chị em qua lại chờ đến giờ ăn.

Nhà anh Nguyễn Văn Cường (ở xóm 6, xã Tam Hưng) cũng vậy. Anh Cường nói: “Nhà em có căn nhà nhỏ cho 2 công nhân Trung Quốc thuê một tháng cũng được 500 nghìn đồng. Họ cũng hiền lành, nghèo. Ở xã Tam Hưng này có đến cả chục gia đình có nhà cho công nhân Trung Quốc thuê”. Vợ chồng anh Chính chị Mì (ở xã Tam Hưng) cũng có ngôi nhà hai tầng nhỏ cho công nhân Trung Quốc thuê. Chị Mì còn bán thêm hàng phục vụ bà con trong làng và các công nhân Trung Quốc này...

Số lượng công nhân Trung Quốc lao động tại NMNĐ Hải Phòng cụ thể là bao nhiêu người, theo giấy phép nào và có đúng quy định không thì không cơ quan chức năng nào ở Hải Phòng trả lời được cụ thể, chính xác. Lãnh đạo huyện Thủy Nguyên nói là thẩm quyền, chức năng do sở LĐTB và XH quản lý theo dõi. Còn bà Lê Ngọc Lan (trưởng phòng Lao động Tiền lương, sở LĐ-TB&XH Hải Phòng) lại nói, không có báo cáo cụ thể, chỉ có số liệu của bên BQL dự án nói là hiện có khoảng 700 công nhân gì đó.

Thực ra, BQL dự án NMNĐ lại không thể biết là có bao nhiêu công nhân Trung Quốc đang làm việc tại công trường vì không có quyền yêu cầu nhà thầu Trung Quốc báo cáo. Vì vậy, con số công nhân Trung Quốc ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng vẫn chưa được tính đến chính xác mà chỉ ước lượng qua nhiều nguồn thông tin. Được biết, số lượng công nhân Trung Quốc tập trung lao động tại NMNĐ Hải Phòng lúc đông nhất là khoảng 2.500 người vào năm 2008.

Kiếm tiền, kiếm vợ

Được người dân chỉ lối, rẽ vào nhà ông Đoàn Văn Ngọc (52 tuổi, ở thôn 6, xã Ngũ Lão), tôi gặp được con gái ông Ngọc lấy chồng là công nhân Trung Quốc lao động ở NMNĐ Hải Phòng. Đó là chị Đoàn Thị Bích (22 tuổi).

Chị Bích và cậu con trai với công nhân Trung Quốc
Chị Bích và cậu con trai với công nhân Trung Quốc.

Chị Bích vừa bế con từ nhà chồng ở thành phố Liễu Châu (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) về nhà bố mẹ đẻ. Bé trai mới 2 tuổi tên là Chấn Hàn. Chồng của Bích tên là A Han, hơn vợ 10 tuổi. Vừa xúc cháo cho con, chị Bích vừa kể: “Học xong lớp 12, hay đi chơi với chúng bạn cùng làng rồi qua người này người kia giới thiệu, bắt mối, em quen anh A Han. Anh A Han sang lao động ở NMNĐ từ năm 2007 làm thợ hàn...” Mới lấy nhau, ngôn ngữ bất đồng, vợ chồng Bích chỉ nói chuyện với nhau bằng tay là chính. Từ lúc lấy được cô vợ Việt, A Hàn liền bỏ luôn khu nhà ở tập thể của công nhân Trung Quốc mà về ở rể luôn nhà ông Ngọc.

Sau khi sinh con, chị Bích bế con về nhà chồng còn A Han vẫn ở nhà ông Ngọc và hằng ngày vào công trường lao động. Tò mò hỏi ông Ngọc, không biết tiếng Việt thì A Han hòa nhập gia đình kiểu gì, ông Ngọc nói: “Nó là con rể mình. Thôi thì chúng nó lấy nhau là do duyên số. Cứ đến bữa ra hiệu gọi nó ra ăn cơm. Được cái nó hiền lành, có gì ăn nấy. Nó cũng chẳng đóng góp gì cả. Mà không quan trọng, nó là con rể mình mà...”.

A Han được gia đình bố mẹ vợ dành cho cái gian ngang hơn chục mét vuông để ở. “Gia đình nhà chồng ở bên Trung Quốc cũng bình thường, nghèo cả. Em vẫn sống bình thường với mọi người tuy phải ra hiệu là chính vì vốn tiếng Trung còn ít. Ngày 22-8 này, vợ chồng em về Trung Quốc”, chị Bích nói.

Cùng thôn 6, xã Ngũ Lão, chị Đỗ Thị Thêm (25 tuổi) lấy một anh công nhân Trung Quốc lao động ở NMNĐ Hải Phòng tên là Lí Phửng (34 tuổi, ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Lấy nhau xong, chị Thêm về nhà bố mẹ chồng sinh sống dù vốn tiếng Trung chỉ biết vài câu giao tiếp thông thường. Mới cưới được 5 năm, chị Thêm đã kịp sinh hai cậu con trai 4 tuổi và 1 tuổi. Ngay sau khi cưới, anh Lí Phửng bỏ nhà tập thể công nhân Trung Quốc về ở hẳn luôn nhà chị Thêm. Hằng ngày, Lí Phửng vào công trường lao động, tối về nhà bố mẹ vợ ăn cơm, ngủ còn chị Thêm thì biền biệt với đám con ở nhà chồng tận Trung Quốc. Thỉnh thoảng, Lí Phửng về Trung Quốc thăm vợ con, bố mẹ.

“Thêm lấy Lí Phửng nhờ người quen mai mối. Lí Phửng làm thợ hàn trong NMNĐ rất muốn lấy vợ Việt Nam nên khi Thêm đồng ý là Phửng cưới luôn. Gọi là cưới nhưng toàn họ nhà gái thôi. Bố mẹ Lí Phửng già, đường sá xa xôi không đi được”, anh Đỗ Xuân Quảng (anh rể chị Thêm) nói. Theo anh Quảng ước lượng, số công nhân Trung Quốc làm ở NMNĐ Hải Phòng lấy vợ là người hai xã Ngũ Lão và Tam Hưng phải lên đến hàng chục. Lương của mỗi lao động này khoảng 14 triệu đồng/ tháng, được trả trực tiếp vào tài khoản ở Trung Quốc. Hàng tháng, họ chỉ nhận chút tiền tiêu vặt.

Hàng rào nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1
Hàng rào nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1.

Ngoài ra, một vài bác công nhân già Trung Quốc cũng tranh thủ “cặp” với một số chị em làm dịch vụ, thậm chí còn thuê nhà ở với nhau. Đám công nhân Trung Quốc trẻ nhà nghèo, trình độ học vấn thấp, người dân tộc thiểu số lại ở tận vùng sâu vùng xa rất khó lấy vợ nên đây là cơ hội cho họ “tuyển” vợ Việt thông qua một vài người mai mối ở địa phương. Vừa lao động kiếm tiền với thu nhập cao hơn hẳn ở Trung Quốc lại vừa “tậu” được vợ khi công việc hết, những công nhân Trung Quốc này rỉ tai nhau về kế hoạch gia đình tương lai cho chúng bạn chưa vợ ở Trung Quốc sang Việt Nam lao động.

BQL dự án NMNĐ lại không thể biết là có bao nhiêu công nhân Trung Quốc đang làm việc tại công trường vì không có quyền yêu cầu nhà thầu Trung Quốc báo cáo. Vì vậy, con số công nhân Trung Quốc ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng vẫn chưa được tính đến chính xác mà chỉ ước lượng qua nhiều nguồn thông tin.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Xuân Son lập kỷ lục nhờ cú đúp vào lưới tuyển Thái Lan
Xuân Son lập kỷ lục nhờ cú đúp vào lưới tuyển Thái Lan
TPO - Gặp Thái Lan, Xuân Son tiếp tục thể hiện được đẳng cấp và cái duyên ghi bàn của mình với cú đúp bàn thắng để vươn lên độc chiếm ngôi đầu danh sách Vua phá lưới ASEAN Cup 2024. Anh đã có 7 bàn và bỏ xa phần còn lại 3 pha lập công. Xuân Son trở thành tiền đạo đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam ghi được tới 7 bàn thắng ở một giải vô địch Đông Nam Á.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Nghề làm thúng chai ở Phú Yên, quen mà lạ…

Nghề làm thúng chai ở Phú Yên, quen mà lạ…

TP - Làng Phú Mỹ (xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những làng hiếm hoi ở tỉnh Phú Yên còn duy trì nghề làm thúng chai để phục vụ đi lại và đánh bắt hải sản. Sản phẩm thúng chai của làng Phú Mỹ hiện đã được xuất đi nhiều nước trên thế giới.
Một trong những ngôi mộ cổ lớn nhất trên núi A Man chưa bị hư hỏng nhiều. Ảnh: LỮ HỒ

Bí ẩn 450 ngôi mộ cổ ở Phú Yên

TP - Ngay bên sườn núi A Man (ở thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) có 450 ngôi mộ cổ chứa đựng nhiều bí ẩn lịch sử. Những ngôi mộ ấy đã tồn tại từ rất lâu ở vùng đất này và không ai biết chủ nhân bên trong mộ đến từ nơi nào. Hiện những ngôi mộ này đang bị mai một dần theo thời gian.
Cả làng giữ nhà cho voọc

Cả làng giữ nhà cho voọc

TP - Từ một vài người dân tiên phong giữ “nhà” cho voọc chà vá chân xám chỉ vì voọc… hiền, hơn 10 năm qua, cộng đồng bảo tồn voọc ở xã Tam Mỹ Tây (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) ngày càng được mở rộng, cả làng cùng nhau giữ rừng, tạo sinh cảnh cho đàn voọc.
3 thanh đá tìm thấy ở suối Đăk Kar được trưng bày tại nhà triển lãm âm thanh tỉnh Đắk Nông

Thanh âm báu vật nghìn năm

TP - Già làng cầm viên đá nhỏ bằng nắm tay gõ vào các thanh đá bỗng phát ra âm thanh trong trẻo như tiếng suối chảy, trầm hùng của núi rừng. Bà con người dân tộc M’nông vẫn thường dừng chân bên suối và kể cho con cháu nghe về huyền thoại của dòng suối cũng như sự xuất hiện của những bộ đàn đá cổ.
Làng tang thương sẽ là làng hạnh phúc…

Làng tang thương sẽ là làng hạnh phúc…

TP - Khu tái định cư Làng Nủ xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) hình thành là minh chứng sinh động về tình dân tộc, nghĩa đồng bào khi cả hệ thống chính trị, đồng bào cả nước cùng chung tay giúp đỡ. Ở đó, còn có những con người chất phác, thảo thơm. Họ sẽ cùng nhau xây dựng nơi đây thành làng hạnh phúc, xứng đáng với tình yêu thương, đùm bọc của đồng bào cả nước.
Bừng thức gốm cổ M’nông

Bừng thức gốm cổ M’nông

TP - Có thời điểm nghề làm gốm cổ của người M’nông R’lăm ở Đắk Lắk đứng trước nguy cơ lụi tàn, nhưng nơi ấy vẫn còn một vài nghệ nhân cố sức giữ nghề để giữ lấy nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Qua bao thăng trầm, mới đây nghề làm gốm cổ của người M’nông đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.