> Định giá đất theo mục đích sử dụng
> Sẽ làm rõ hơn quyền người sử dụng đất
Nhiều người đổ tại “kinh tế khó khăn, cả nước như thế chứ đâu phải riêng Hoà Bình”, nhưng cũng có những ý kiến khác nhìn sâu hơn vào thực trạng này.
Ông Nguyễn Quốc Thảo, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn, Hòa Bình thẳng thắn: “Đúng là phải đánh giá rất kỹ năng lực của nhà đầu tư trước khi cấp phép dự án. Nguyên nhân hàng loạt dự án không thể triển khai đó là do chủ đầu tư không có tiền, năng lực tài chính quá yếu. Ngay từ khâu giải phóng mặt bằng, đền bù cho dân đã không thực hiện được thì lấy đâu tài chính để triển khai dự án!”.
Cũng theo ông Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn, lúc đầu nhà đầu tư vào xin đất lập dự án thì nói rất hay nhưng đến khi triển khai thì không thấy đâu.
Bên cạnh nguyên nhân từ những khó khăn chung của nền kinh tế thời gian vừa qua, rõ ràng có phần trách nhiệm từ sự thẩm định của các cơ quan chức năng, tham mưu cho lãnh đạo địa phương khi phê duyệt các dự án này.
Không có chủ đầu tư nào lại không nói hay về dự án của mình khi làm việc với cơ quan chức năng xin đất lập dự án nhưng trách nhiệm phân tích, đánh giá ra sao lại cần sự tỉnh táo, trách nhiệm của những người làm công tác thẩm định, phê duyệt.
Thẩm định dự án đã trong tình trạng như vậy nhưng việc xử lý, thu hồi, khắc phục những dự án treo, chậm triển khai gây lãng phí tại Hoà Bình cũng không mấy hiệu quả. Điển hình như dự án tại vị trí Thung lũng Nữ hoàng có diện tích 141 ha và hàng loạt dự án khác bỏ hoang đất gần chục năm nhưng tỉnh Hoà Bình dường như vẫn làm ngơ.
Và có lẽ, qua đây người ta có thể hiểu rõ hơn là vì sao ngay trước khi sáp nhập về Hà Nội vào năm 2008, số lượng dự án bất động sản được cấp lên đến con số kỷ lục tại các xã như Đông Xuân, Tiến Xuân khiến nhiều người phải giật mình, kinh ngạc! Những góc khuất trong thẩm định, xử lý tương tự như trên cũng đang tạo ra những góc khuất trong tăng trưởng nóng của nhiều tỉnh, thành phố thời gian qua.