> Chưa quy định 'quyền được chết' vào Hiến pháp
> Đề nghị giữ nguyên tên nước như hiện nay
> Không thành lập Hội đồng Hiến pháp
Cụ thể, về hình thức dân chủ trực tiếp (Điều 6), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cho biết, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn về các hình thức dân chủ trực tiếp để bảo đảm tính cân đối trong quy định về hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Qua nhiều cuộc thảo luận trước đó, cũng có nhiều ý kiến đề nghị mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp như người dân bầu trực tiếp Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp cơ sở…
Tuy nhiên, theo ông Phan Trung Lý, cũng nhiều ý kiến khác cho rằng, Hiến pháp chỉ nên quy định khái quát về hình thức dân chủ trực tiếp, còn những vấn đề cụ thể để thực hiện dân chủ trực tiếp sẽ do luật quy định.
Tiếp thu ý kiến này, dự thảo mới nhất chỉnh lại Điều 6 thành: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước”.
Không quy định cụ thể việc trưng cầu ý dân
Về trưng cầu ý dân (khoản 15 Điều 70), Ủy ban Dự thảo cho biết, có ý kiến đề nghị quy định rõ nội dung và đối tượng của việc trưng cầu ý dân trong Hiến pháp. Tuy nhiên, Ủy ban nhận thấy, trưng cầu ý dân là một nội dung quan trọng, thể hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Do vậy, quy định về trưng cầu ý dân cần phải được tiếp tục khẳng định trong Hiến pháp.
Việc quy định những nội dung cụ thể và đối tượng của việc trưng cầu ý dân phải căn cứ vào tình hình thực tiến của mỗi giai đoạn phát triển đất nước. Vì vậy, để đảm bảo tính ổn định lâu dài của Hiến pháp, không cần thiết quy định những nội dung cụ thể và đối tượng của việc trưng cầu.