> Tướng Giáp - Người chiến thắng ở Điện Biên Phủ
> Tướng Giáp - Người chiến thắng ở Điện Biên Phủ
Nguyên tắc trên (tránh khi địch mạnh, đánh khi địch yếu kết hợp với chiến tranh du kích, toàn dân, toàn diện - TP) đã được sử dụng rất có hiệu quả chống lại một cuộc hành quân thảm hại của tướng Valluy tiến hành đánh vào liên khu Việt Bắc năm 1947 với mục đích tiêu diệt các căn cứ của ông Giáp. Đây là một trong những cuộc hành quân to lớn nhất chưa hề thấy ở Đông Dương. Với vũ khí hạng nặng và 30.000 người, đạo quân này tiến sâu vào lãnh thổ của Việt Minh theo đường số 4 nổi tiếng.
Không thể rời bỏ con đường này, ngày càng xấu đi, đội quân này bị những người du kích vô hình phục kích, quấy rối. Cầu cống phía trước họ bị phá, làng mạc bị tiêu thổ, bẫy và mìn đặt khắp nơi, nhưng quân của Valluy không bao giờ gặp được du kích. Họ đã đi quá xa căn cứ, thiếu lương thực, xăng dầu và bắt đầu hoạt động cướp bóc. Chiến dịch làm thiệt mạng nhiều lính dù.
Chiến thuật đó lại được sử dụng 5 năm sau đó. Năm 1952, Raoul Salan, tổng chỉ huy quân đội viễn chinh tiến hành một cuộc hành quân giống hệt cuộc hành quân của Valluy đánh vào Việt Bắc với 30.000 người có cơ giới yểm hộ. Đạo quân này đi xa căn cứ của họ 100 dặm.
Thậm chí máy bay của Pháp không thể thả đủ xăng dầu để Salan có thể tiến hành chiến dịch này. Họ không hề vào được Việt Bắc và trong một tuần, họ phải rút lui về châu thổ sông Hồng. Salan bị mất 1.200 quân.
Tất cả năng lực của họ được sử dụng chỉ để bảo vệ bản thân họ. Và hai năm sau đó, khi vị tướng xấu số Navarre nghĩ tới việc đóng căn cứ ở Điện Biên Phủ, một thung lũng lòng chảo xung quanh núi non hiểm trở, với ý định sử dụng căn cứ này làm bàn đạp tấn công, ông cũng quên mất những bài học trước mau chóng mất quyền kiểm soát Bắc Bộ, người Pháp không thể giữ các đường tiếp tế luôn luôn được khai thông và các đồn bốt, doanh trại của họ đóng bên ngoài đều bị tiêu diệt.
Nguyên tắc của ông Giáp là dùng thế bất ngờ, tính cơ động và xây dựng quân đội trong chiến đấu để tiến hành trận chiến đấu cuối cùng vào lúc quyết định. Năm 1950, trong trận đánh khủng khiếp dọc biên giới Trung -Việt - một trận đánh chỉ kém trận Điện Biên Phủ về số người chết, quân đội Pháp gặp các sư đoàn chính quy của ông Giáp và súng cối 81mm của Trung Quốc lần đầu tiên được sử dụng.
Họ hoảng hốt trước lực lượng tiến công hết sức to lớn của ông Giáp. Số người chết thật khủng khiếp. Tổng cộng Pháp mất 6.000 quân vừa chết, bị thương hoặc bị bắt.
Vào khoảng 1950, ông Giáp đã xây dựng xong chiến lược, chiến lược này đã tỏ ra là một tai họa cho bất cứ đội quân xâm lược nào. Đó là điều mà ông gọi là “mâu thuẫn của chiến tranh xâm lược thực dân”.
Giả sử các nhà chiến lược Mỹ nghiên cứu chiến lược đó, họ có thể đã đồng ý với tướng Mc Arthur khi ông nói: “Kẻ nào tham gia vào một cuộc chiến tranh trên bộ ở Đông Dương cần phải xét lại bộ óc của mình”.
Trừ phi quân đội xâm lược rải người khắp mọi nơi, còn không, chúng không thể chiếm được đất nước này. Nhưng khi họ triển khai, đóng đồn bốt, và tiến hành các cuộc hành quân xa căn cứ thì “các đơn vị phân tán của chúng trở thành miếng mồi ngon của quân đội chúng ta”.
Điều đơn giản là quân xâm lược không bao giờ có đủ người để đè bẹp các lực lượng du kích hoạt động rải rác khắp nơi. Nhưng nếu họ tiến hành các cuộc tiến công cơ động lớn đánh Việt minh, họ phải rút quân khỏi các vùng bị chiếm đóng và như vậy: “Mục đích thực sự của chiến tranh xâm lược lại không thực hiện được”.
Ông Giáp sử dụng nguyên tắc này từ 1950 đến 1972. Đó là một nguyên tắc lý tưởng đối với một cuộc chiến tranh kéo dài trong đó việc tiêu diệt sinh lực địch quan trọng hơn việc chiếm đất.
Khi thấy hầu hết các cố vấn Mỹ giải thích sai lầm về các cuộc tấn công liên tiếp, người ta thấy ít người trong số đó hiểu được các lý thuyết của ông Giáp. Đó có thể là các gây cấn thường trực mà Kisinger đã đề cập tới hồi tháng 5 năm nay (1972 - TP) khi ông nói: “Chúng ta biết rằng một số câu chữ phương Tây của chúng ta có một nghĩa khác ở Việt Nam. Có thể là chúng ta không có đủ trí tưởng tượng”.
Từ 1950 đến 1954, cả Việt minh lẫn Pháp chiến đấu dữ dội để giành lấy vùng châu thổ sông Hồng, chiếc chìa khóa bảo vệ Bắc Việt Nam và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và ông Giáp đã gặp không thành công lớn đầu tiên. Năm 1951, một bộ phận lớn của 3 sư đoàn được huấn luyện chu đáo của ông đã thương vong khi tìm cách chọc thủng tuyến phòng thủ của Pháp tiến vào hai thành phố trên vì bom, pháo binh và bom na-pan của Pháp.
Nhưng mặc dù như vậy đánh theo nguyên tắc của ông, các du kích đã kìm chân hơn một nửa lực lượng viễn chinh của Pháp ở lại để bảo vệ căn cứ. Quân đội viễn chinh buộc phải phòng ngự sau “phòng tuyến De Lattre”.
Phòng tuyến này có mục đích bảo vệ vùng châu thổ ngăn chặn quân xâm nhập từ ngoài vào và có tác dụng như một chiếc mộc. Các du kích của ông Giáp lấy nhân lực, thu thuế, lương thực, thăm dò tin tức từ các người dân trong làng. Với tốc độ di chuyển và tính chất cơ động, họ cũng còn có thể ghìm chân các đơn vị chủ lực. Phòng tuyến De Lattre đã được dùng làm đề tài cho cuốn sách “Người Mỹ trầm lặng” của Graham Greene.
Còn nữa
James Fox
The Sunday Times Magazine -1972