Nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng nằm ở Vũng Chùa - Đảo Yến

Nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng nằm ở Vũng Chùa - Đảo Yến
TP - Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chiều 7/10 cho biết, Trung ương và gia đình Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã thống nhất quyết định nơi an táng Đại tướng tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).

> Những cựu binh ở Điện Biên, hồi ức về Đại tướng trong nước mắt
> Người thương binh già nghẹn ngào viếng Tướng Giáp

Vũng Chùa - đảo Yến là một vùng non nước hữu tình, cách đèo Ngang chừng 10km về phía Nam, cách quốc lộ 1 về phía biển khoảng 3km. Ở đây có một hệ núi đất thấp chạy vòng cung theo vịnh Vũng Chùa. Hệ núi này người dân bản địa thường gọi là núi rồng hoặc mũi rồng. Phía ngoài biển, cách đất liền chừng 2km là Đảo Yến hay còn gọi là hòn Nồm có rất nhiều chim yến trú ngụ làm tổ.

Xem thêm một số hình ảnh nơi sẽ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Nguồn VTC News)

Đây là hình ảnh chụp từ trên máy bay, khu vực biển Vũng Chùa, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, nơi có thể được chọn là nơi an nghỉ ngàn thu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đây là hình ảnh chụp từ trên máy bay, khu vực biển Vũng Chùa, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, nơi có thể được chọn là nơi an nghỉ ngàn thu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Hình ảnh nhìn từ hướng Đông Nam với mũi tên chỉ Hòn Nồm hay còn gọi là Đảo Yến
Hình ảnh nhìn từ hướng Đông Nam với mũi tên chỉ Hòn Nồm hay còn gọi là Đảo Yến.
Còn đây là hình ảnh nhìn theo hướng chính Tây. Đảo Yến cách đất liền với điểm gần nhất ở thôn Thọ Sơn khoảng 1km. Hòn đảo này có diện tích 10ha và còn khá hoang sơ
Còn đây là hình ảnh nhìn theo hướng chính Tây. Đảo Yến cách đất liền với điểm gần nhất ở thôn Thọ Sơn khoảng 1km. Hòn đảo này có diện tích 10ha và còn khá hoang sơ.
Khu vực biển Vũng Chùa nằm cạnh vịnh nước sâu Hòn La, nơi có cảng Hòn La. Khu vực này cũng khá kín gió vì được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm
Khu vực biển Vũng Chùa nằm cạnh vịnh nước sâu Hòn La, nơi có cảng Hòn La. Khu vực này cũng khá kín gió vì được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm.
Đảo Yến nhìn từ phía Đèo Ngang
Đảo Yến nhìn từ phía Đèo Ngang.
Ngày xưa trên Hòn Nồm có dấu tích nền móng một ngôi chùa lớn nên người dân địa phương gọi đó là biển Vũng Chùa, theo tiếng địa phương là 'Vụng Chùa'
Ngày xưa trên Hòn Nồm có dấu tích nền móng một ngôi chùa lớn nên người dân địa phương gọi đó là biển Vũng Chùa, theo tiếng địa phương là 'Vụng Chùa'.
Sau này, trải qua thời gian, mưa bão nên không còn dấu ngôi chùa nữa.
Sau này, trải qua thời gian, mưa bão nên không còn dấu ngôi chùa nữa..
Hòn Nồm có sự hiện diện của đàn chim Yến đông đúc cư ngụ và làm tổ. Vì thế, đảo có tên là đảo Yến
Hòn Nồm có sự hiện diện của đàn chim Yến đông đúc cư ngụ và làm tổ. Vì thế, đảo có tên là đảo Yến .
Biển Vũng Chùa có những bãi cát trắng trải dài và một triền cây thấp, lá hẹp, nước biển quanh năm trong xanh
Biển Vũng Chùa có những bãi cát trắng trải dài và một triền cây thấp, lá hẹp, nước biển quanh năm trong xanh.
Nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng nằm ở Vũng Chùa - Đảo Yến ảnh 10
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
NSND Bành Bắc Hải qua đời
NSND Bành Bắc Hải qua đời
TPO - NSND Bành Bắc Hải qua đời lúc 4h15 sáng 5/4, sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư. Ông được mệnh danh là "phù thủy âm thanh" trong làng điện ảnh, từng tham gia sản xuất phim "Đừng đốt", "Mùi cỏ cháy"...
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

NSND Bành Bắc Hải qua đời

NSND Bành Bắc Hải qua đời

TPO - NSND Bành Bắc Hải qua đời lúc 4h15 sáng 5/4, sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư. Ông được mệnh danh là "phù thủy âm thanh" trong làng điện ảnh, từng tham gia sản xuất phim "Đừng đốt", "Mùi cỏ cháy"...
Tiết lộ hậu trường phim 'Cánh đồng hoang' với kinh phí sản xuất chỉ 300.000 đồng

Tiết lộ hậu trường phim 'Cánh đồng hoang' với kinh phí sản xuất chỉ 300.000 đồng

TPO - Phim "Cánh đồng hoang" phát hành năm 1979, lấy bối cảnh Đồng Tháp Mười mùa nước nổi. Tác phẩm xoay quanh cuộc sống đơn sơ của gia đình du kích Nam Bộ là Ba Đô (NSND Lâm Tới) và Sáu Xoa - vợ của Ba Đô (Thuý An) cùng con trai nhỏ. Họ đóng vai trò giữ liên lạc cho quân giải phóng. Tối 5/4, các khách mời trong chương trình "Cine 7 - Ký ức phim Việt" chia sẻ chuyện hậu trường bộ phim. 
Hồ Hoài Anh trên ghế nóng The Voice 2019

Hồ Hoài Anh vượt qua trầy xước

TP - MV mới nhất của Hồ Hoài Anh mang tên Trầy xước, phát hành vào dịp sinh nhật lần thứ 45 của anh, với những câu như tự an ủi, động viên mình: “Mỉm cười gạt nước mắt đi mà sống/Sông còn chia mấy dòng… Muộn phiền đâu bám theo ta được mãi/Đâu thể đau đớn hoài/Bình minh rồi sẽ trở lại/Nhân sinh vô thường…”. Hồ Hoài Anh tự hát Trầy xước, tự đóng nhân vật trong MV, MV chỉ sử dụng hai màu đen, trắng. Điều đặc biệt, tác giả Trầy xước không khoá bình luận, sẵn sàng đón nhận cả chỉ trích lẫn ủng hộ.
Lễ rước Đức Thánh Trần vi hành tại Lễ hội Bạch Đằng

Lễ rước Đức Thánh Trần vi hành tại Lễ hội Bạch Đằng

TPO - Đoàn người dài hơn một km rước Đức Thánh Trần vi hành từ Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng xung quanh thị xã Quảng Yên nhằm tưởng nhớ công lao của quân dân nhà Trần trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc ngay trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử.
Độc đáo ngôi miếu hình con tàu hướng ra biển ở Quảng Ngãi

Độc đáo ngôi miếu hình con tàu hướng ra biển ở Quảng Ngãi

TPO - Giữa những rặng phi lao ở một làng chài ven biển Quảng Ngãi, có một ngôi miếu nhỏ nhưng mang dáng hình đặc biệt, hình dáng một con tàu. Ngôi miếu ấy không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng của cư dân ven biển, mà còn là biểu tượng của niềm tin, của khát vọng bình yên giữa sóng gió trùng khơi.
TPHCM tưởng nhớ nhân sĩ, linh mục Phan Khắc Từ

TPHCM tưởng nhớ nhân sĩ, linh mục Phan Khắc Từ

TPO - “Nhớ về Nhân sĩ, Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ, chúng ta không chỉ tưởng nhớ một vị tu sĩ Công giáo kính Chúa, yêu nước, luôn sống phúc âm giữa lòng dân tộc mà còn trân trọng tấm gương cống hiến bất tận cho sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc. Xin kính cẩn nghiêng mình tiễn biệt Nhân sĩ, Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ - người mà chúng ta sẽ luôn nhớ mãi trong lòng” – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Nguyễn Thành Trung nêu trong điếu văn tưởng nhớ Linh mục Phan Khắc Từ.