> Đề xuất mở rộng bảo hiểm thất nghiệp
> Triệu phú Mỹ xếp hàng nhận trợ cấp thất nghiệp
Ôm tiền rồi bỏ trốn
Nhiều ĐB kiến nghị, dự thảo Luật cần quy định cụ thể về trách nhiệm trong việc quản lý, đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài, thậm chí phải xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân vi phạm.
Theo ĐB Bùi Thị An (Hà Nội), không ít công ty sau khi thu tiền của người lao động (chủ yếu là nông dân, người nghèo) thì “đem con bỏ chợ”, thậm chí “lừa tiền”, rồi “bỏ mặc” lao động bơ vơ ở nước ngoài.
“Việc thu hồi đất đưa một số người lao động đang làm một nghề lâu đời và vẫn đang tiếp tục là nghề nông trở thành những người nông dân không có đất. Đành rằng, việc thu hồi đất có chế độ đền bù, nhưng còn vấn đề nghề nghiệp, tạo việc làm thì sao?” ĐB Tôn Ngọc Hạnh (Đăk Nông) |
Tình trạng này làm không biết bao nhiêu người nông dân, dân nghèo khuynh gia bại sản vì đã thế chấp đồng ruộng, nhà cửa. Thế nhưng, người có trách nhiệm cấp phép cho các đơn vị này dường như không bị xử lý.
“Nhân có Bộ trưởng LĐ-TB&XH ở đây, tôi xin nói cử tri người ta phản ánh rất nhiều là: Những cơ quan, đơn vị nào được cấp phép đưa người đi lao động nước ngoài thường rất khó khăn. Điều kiện đủ rồi, nhưng họ đồn rằng phải có những gì đấy(?!) mới được cấp phép.
Nhưng những đơn vị này lại đem con bỏ chợ, cuối cùng có khi họ ôm tiền của người nghèo rồi bỏ trốn. Đề nghị phải quy định rõ trách nhiệm, người nào ký cấp phép cho các đơn vị xuất khẩu lao động thì phải chịu trách nhiệm đến cùng”, ĐB An kiến nghị.
Không “đẻ” thêm giấy phép
Đề cập quy định cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) cho rằng, quy định này không cần thiết. Vì đối tượng đã qua đào tạo sẽ được điều chỉnh bằng các Luật Giáo dục đại học, Luật Dạy nghề.
“Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề sẽ tạo cơ hội để người lao động tìm kiếm việc làm với mức lương thỏa đáng. Tuy nhiên, lại dễ xảy ra khuynh hướng cấp tràn lan, làm cho chứng chỉ được cấp không có giá trị thực”, ĐB Lê Thị Hương (Thanh Hóa) nói.