Quốc hội sẽ họp riêng về biển Đông

Quốc hội sẽ họp riêng về biển Đông
Trong một thông cáo báo chí phát đi sáng nay, Trung tâm báo chí kỳ họp Quốc hội thứ 5 cho biết, chiều mai (11/6), trong một phiên họp riêng, Quốc hội sẽ nghe báo cáo tình hình, diễn biến mới về biển Đông.

Quốc hội sẽ họp riêng về biển Đông

> Sửa Quốc ca: Ngó người... ngẫm ta

> Danh sách 47 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm 

Trong một thông cáo báo chí phát đi sáng nay, Trung tâm báo chí kỳ họp Quốc hội thứ 5 cho biết, chiều mai (11/6), trong một phiên họp riêng, Quốc hội sẽ nghe báo cáo tình hình, diễn biến mới về biển Đông.

Tàu cá Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong ảnh là các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam - Ảnh: AP
Tàu cá Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong ảnh là các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam - Ảnh: AP.

Đây là nội dung mới được bổ sung vào chương trình kỳ họp, trên cơ sở đề nghị của đại biểu Quốc hội.

Ngay từ đầu kỳ họp, các phiên thảo luận tổ cũng đã ghi nhận nhiều lo ngại của đại biểu về tình hình biển Đông . Ngay sau đó, trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết Chính phủ sẽ có báo cáo bổ sung về tình hình biển Đông trong chương trình kỳ họp này.

Bản báo cáo tập hợp ý kiến các vị đại biểu thảo luận ở tổ và hội trường đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012, những tháng đầu năm 2013 vừa hoàn thành cuối tuần qua cũng phản ánh nhiều vấn đề liên quan đến công tác quốc phòng, an ninh, biển đảo.

Theo đó, có ý kiến cho rằng Việt Nam chưa có chiến lược phát triển quốc phòng, an ninh, nhất là trên biển. Hiện nay, các thế lực thù địch không ngừng chống phá nước ta thông qua nhiều hình thức: phản động nước ngoài kết cấu với phản động trong nước kích động, lôi kéo nhân dân ở các vùng trọng điểm, chống lại Nhà nước; ở vùng sâu, vùng xa, việc truyền đạo trái phép diễn ra phức tạp, làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, tình hình biển Đông đang diễn ra rất phức tạp, chưa có biện pháp cụ thể để kiểm soát mọi vấn đề về biển Đông.

Với những tháng còn lại trong năm, đại biểu đề nghị cần có giải pháp quyết liệt trong vấn đề biển Đông, bảo vệ biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ; chú trọng phát triển kinh tế biển, hỗ trợ ngư dân bám biển, tăng cường an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Cần xem xét thành lập công ty để cùng với ngư dân vươn xa bảo vệ biển, làm chỗ dựa cho ngư dân, mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nền quốc phòng vững mạnh, nhất là công nghiệp quốc phòng; có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng. Tăng cường cơ sở vật chất cho quốc phòng-an ninh, nâng cao tiềm lực quân sự của đất nước bằng cách kết hợp quốc phòng với kinh tế, gắn với dự án phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Quan tâm, chăm lo các lực lượng hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư, bộ đội biên phòng để duy trì được hiệu lực của luật pháp trên biển; tiếp tục củng cố các cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế về chủ quyền và quyền chủ quyền đối với biển đảo Việt Nam cũng là góp ý của đại biểu.

Báo cáo cũng cho biết, có ý kiến đề xuất cần tăng cường đối thoại và đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có giải pháp quyết đoán hơn trong mối quan hệ với Trung Quốc, phân biệt hành vi xâm phạm và xâm lược để xử lý phù hợp; phát huy các nhân tố tích cực trong quan hệ quốc tế để giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển Đông, thực hiện phòng thủ tốt theo Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị.

Đồng thời, cần thông tin kịp thời, đầy đủ về công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên biển Đông cho các tầng lớp nhân dân và cán bộ, đảng viên; tăng cường tuyên truyền sâu rộng, phát huy tinh thần yêu nước và củng cố lòng tin của nhân dân đối với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Đặc biệt, để chuẩn bị cho sự kiện kỷ niệm 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, và 35 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, đề nghị Chính phủ nên chỉ đạo tổ chức những chương trình, sự kiện lớn trong năm 2014 tạo nên cuộc sinh hoạt chính trị rộng rãi trong nhân dân, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn lịch sử dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước và ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia.

Bản tập hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội về các vấn đề nêu trên không chỉ được gửi đến từng vị đại biểu Quốc hội mà nơi nhận còn là Thường trực Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Chính phủ.

Theo Vneconomy

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
'Đãi cát tìm vàng' để thu thuế thương mại điện tử
'Đãi cát tìm vàng' để thu thuế thương mại điện tử
Mỗi kỳ kê khai, sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp thông tin của hàng triệu giao dịch, hàng trăm nghìn cá nhân, tổ chức kinh doanh. Từ khối dữ liệu khổng lồ này, cán bộ thuế phải phân tích, đưa ra mã số thuế của cá nhân, doanh nghiệp, chuyển tới cục thuế địa phương tìm hiểu, kiểm tra, yêu cầu nộp thuế. Quá trình phân tích dữ liệu được ví như “đãi cát tìm vàng” để chống thất thu thuế TMĐT.