Chủ tịch nước đối thoại với ngư dân

Chủ tịch nước đối thoại với ngư dân
TP - Thay vì nghe lãnh đạo địa phương báo cáo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu được làm “phóng viên” để “phỏng vấn” ngư dân nhằm nắm rõ khó khăn, tâm tư, nguyện vọng của bà con ngư dân tại cảng Kỳ Hà (Quảng Nam) ngày 14/4.

> Cùng ngư dân trẻ đánh cá giữa Trường Sa
> TTK ASEAN Lê Lương Minh sang Indonesia bàn về Biển Đông

Dân ra khơi là bảo vệ chủ quyền tổ quốc

Núi Thành là huyện có đội tàu đánh bắt hải sản lớn nhất Quảng Nam với hơn 1.500 tàu, thuyền khai thác thủy sản, trong đó 217 chiếc đánh bắt xa bờ.

Anh Huỳnh Văn Cảnh, đại diện ngư dân, trình bày: “Được hưởng nhiều chính sách lớn của nhà nước, bà con ngư dân ai cũng vui mừng. Nhưng nay ngư trường gần bờ đã cạn kiệt nên phải vươn khơi. Tàu muốn vươn khơi phải có công suất 250CV trị giá đóng mới khoảng 1,5 tỷ đồng, trên 600CV hơn 4 tỷ đồng. Đi vay mượn thì quá khó, lãi suất cao?”. “Lãi suất cao là bao nhiêu?”, Chủ tịch nước hỏi. “Lãi suất hàng tháng là 13-14% là quá cao”, anh Cảnh đáp.

“Đánh bắt trên biển gặp khó khăn gì?”, Chủ tịch nước hỏi. Anh Cảnh cho biết: Ngư dân đánh bắt trên ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa luôn đối diện với nhiều khó khăn. Có vào trú bão ở Hoàng Sa thì hết bão tàu Trung Quốc cũng đuổi đi. Không chạy thì sẽ bị bắn.

Chủ tịch nước quay sang ông Phan Vĩnh Tiến, đại diện Nghiệp đoàn nghề cá xã Tam Quang: “Muốn đóng tàu, vốn tự có của bà con mình thường là bao nhiêu?”.

Ông Tiến cho biết: “Dân góp vốn tự có khoảng 40%. Còn lại phải thế chấp nhà cửa vay vốn. Nhà có điều kiện mới thế chấp được, còn không thì đành chịu. Lãi suất cao, đánh bắt trên biển đầy bất trắc, giá cả trên bờ bấp bênh, ngư dân khốn khó”.

“Anh có đề xuất gì?”, Chủ tịch nước hỏi. Ông Tiến nói ngắn gọn: “Nguồn vốn phải nhiều hơn. Lãi suất ngân hàng nên thấp xuống. Nhà nước cần có chính sách giảm hoặc hỗ trợ lãi cho ngư dân. Như thế dân mới mạnh dạn đóng tàu lớn”.

Ông Lê Văn Trịnh, một cán bộ huyện Núi Thành đã nghỉ hưu, mạnh dạn đầu tư đóng 2 tàu lớn để vươn khơi đứng dậy đối thoại với Chủ tịch nước.

Ông Trịnh nói: “Tôi tha thiết đề nghị phải kéo dài thời gian cho ngư dân vay vốn ít nhất là 5 năm, dài là 8 năm. Ngư dân không tham gia đường bộ nhưng tính phí đường bộ vào giá xăng dầu, tăng giá xăng dầu là phi lý. Thuế môn bài nên giảm cho ngư dân. Đầu tư như hiện nay là chưa xứng tầm, bởi ngư dân ra khơi không chỉ làm ăn mà còn bám biển, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc”.

Bằng mọi cách phải bảo vệ ngư dân đánh bắt trên biển chủ quyền

 Đầu tư như hiện nay là chưa xứng tầm, bởi ngư dân ra khơi không chỉ làm ăn mà còn bám biển, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc”. 

Ông Lê Văn Trịnh

Ông Phạm Văn Huy, chủ tàu QNa 91757, thắc mắc vì sao theo chính sách hỗ trợ, ngư dân mỗi năm được bốn chuyến hỗ trợ xăng dầu nhưng thực tế chỉ được thanh toán 1-2 chuyến. Tiền còn lại đi đâu? “Chính sách nhà nước giúp dân thoát nghèo nhưng lãi suất cao, dân làm ăn khó khăn, thua lỗ”, ông Huy nói.

Trả lời câu hỏi của Chủ tịch nước “khó khăn trên biển ngư dân gặp phải là gì”, ông Huy thẳng thắn: Thực tế nói Hoàng Sa là của Đà Nẵng nhưng ngư dân không vào neo đậu được, bị tàu Trung Quốc dí đuổi. Đuổi thì phải chạy, chạy cả ngày, giá xăng dầu cao, ngư dân sao chịu nổi.

“Một ngày tốn một phuy dầu, bị tàu Trung Quốc đuổi tốn thêm phuy rưỡi dầu nữa”, ông Huy đơn cử. Theo ông Huy, đánh bắt trên biển có ngày chứng kiến tàu Trung Quốc tràn xuống Hoàng Sa, Trường Sa hàng chục chiếc. Trong khi tàu Việt Nam chỉ có vài chiếc rải rác.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận và hoan nghênh những ý kiến thẳng thắn của ngư dân Núi Thành. Chủ tịch nước khẳng định: Đánh bắt xa bờ là một trong những chính sách kinh tế biển Việt Nam.

Nghề đánh bắt là nghề truyền thống, lâu dài nên người dân phải hết sức kiên nhẫn, chịu khó gia công, đầu tư có bài bản hơn. Khó khăn thì phải cùng nhau giải quyết.

Phải chia sẻ khó khăn, chia sẻ thông tin, vốn liếng và kinh nghiệm làm ăn. Những ý kiến của người dân hôm nay là hết sức quan trọng. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ tìm hiểu thêm để sớm giúp đỡ ngư dân là cơ sở để thực hiện Chiến lược biển Việt Nam.

Cùng ngày, Chủ tịch nước đến thăm và làm việc với cán bộ, chiến sĩ Vùng Cảnh sát biển 2. Tại đây Chủ tịch nước nói: Bằng mọi cách phải bảo vệ cho được ngư dân hoạt động đánh bắt trên biển chủ quyền.

Những vướng mắc, khó khăn trên vùng biển tranh chấp là điều khó tránh khỏi nhưng không có nghĩa là bế tắc chúng ta không có cách giải quyết. Thái độ đúng đắn nhất là phải hết sức kiên trì bám biển, đoàn kết...

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.