Quản lý nguồn nước yếu kém

Quản lý nguồn nước yếu kém
TP - “Sự quản lý điều hành thủy điện cần dựa trên nguyên tắc sử dụng nguồn nước hiệu quả tổng hợp và bền vững. Chúng ta đã phát triển thủy điện quá ồ ạt ở miền Trung và Tây Nguyên” - GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước VN (Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT) trao đổi với Tiền Phong.

> Hủy quy hoạch 5 dự án thủy điện ở Thanh Hóa
> Chưa tích nước phát điện Thủy điện Sông Tranh 2
> Quảng Nam dừng thêm 4 dự án thủy điện

Về việc tranh chấp nguồn nước giữa nhà máy thủy điện và các địa phương miền Trung những ngày qua, GS Phạm Hồng Giang nói: Những tranh chấp nguồn nước xảy ra gần đây tại một số địa phương cho thấy chúng ta chưa quản lý tốt nguồn nước.

Ông đánh giá như thế nào về tác động của thủy điện tại miền Trung và Tây Nguyên thời gian qua?

 Tác động của thủy điện đến môi trường, trước hết là sự thay đổi về dòng chảy và gây xáo trộn nhất định cuộc sống người dân trong vùng chưa được xem xét kỹ lưỡng và nghiêm túc.

GS Phạm Hồng Giang

Thứ nhất là quy hoạch thủy điện riêng rẽ, áp đặt, không xét đến việc khai thác tổng hợp nguồn nước nhằm mục đích sử dụng nước đạt hiệu quả kinh tế- xã hội cao nhất trong lưu vực.

Thứ hai là coi nhẹ, thậm chí bỏ qua nghiên cứu tác động của việc thay đổi dòng chảy đến môi trường và dân sinh ở hạ du. Thứ ba là thiếu năng lực và thiếu trách nhiệm trong quản lý quy hoạch và quản lý xây dựng thủy điện.

Tác động của thủy điện đến môi trường, trước hết là sự thay đổi về dòng chảy và gây xáo trộn nhất định cuộc sống người dân trong vùng chưa được xem xét kỹ lưỡng và nghiêm túc. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường nặng hình thức, chiếu lệ, bỏ qua các tác động tiêu cực của thủy điện đến môi trường và dân sinh ở hạ du.

Chúng ta đã phát triển thủy điện ồ ạt ở miền Trung và Tây Nguyên nên đã bỏ qua các nguyên tắc này.

Thủy điện Sê San 3 (tỉnh Gia Lai). ảnh: Ngọc Hà
Thủy điện Sê San 3 (tỉnh Gia Lai). ảnh: Ngọc Hà.

Một số chuyên gia cho rằng việc chuyển nước từ lưu vực sông này sang sông khác là tối ky, ảnh hưởng đến hệ sinh thái toàn vùng, quan điểm của ông ra sao về thực tế này tại Tây Nguyên?

Việc chuyển nước từ lưu vực sông này sang sông khác hoặc chuyển nước cách đoạn trên một dòng sông không phải là cá biệt. Khi địa hình thuận lợi cho việc tăng cột nước phát điện, tăng đáng kể hiệu quả thủy điện, người ta đều tận dụng.

Tuy nhiên, mặt trái là nước qua tuabin thủy điện không xả vào dòng chính mà theo một ngả riêng để chảy vào sông khác hoặc trở về dòng chính nhưng ở vị trí thấp hơn trên hạ du dòng chính. Vì vậy vùng lưu vực sông ngay sau đập hầu như không có nước, nhất là về mùa khô, gây khó khăn lớn cho nhân dân và tác động xấu đến môi sinh.

Để khắc phục tình trạng này, phải hài hòa lợi ích về điện năng với yêu cầu đảm bảo nước cho dân sinh và sản xuất trong vùng bị chuyển nước. Chưa làm được điều này chứng tỏ việc quản lý nguồn nước của chúng ta còn quá yếu kém.

Để giải bài toán tranh chấp nguồn nước tại miền Trung và Tây Nguyên hiện nay theo ông cần giải pháp tổng thế như thế nào?

Theo tôi cần rà soát lại một cách nghiêm túc quy hoạch sử dụng nước các lưu vực sông, các vùng, trong đó có xem xét kỹ thực trạng hiện nay. Từ đó chấn chỉnh vận hành hồ chứa hiện có và thận trọng triển khai các dự án khác trong tương lai. Việc rà soát này phải được tiến hành một cách độc lập, khách quan bởi các chuyên gia giỏi.

Cám ơn ông!

Hà Nhân
Thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG