Phản đối Trung Quốc tổ chức tuyến du lịch Hoàng Sa

Phản đối Trung Quốc tổ chức tuyến du lịch Hoàng Sa
Ngày 6/4, Phó Chủ tịch tỉnh Hải Nam ngang nhiên cho biết Trung Quốc dự kiến sẽ cho phép du khách tới tham quan Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông trước thềm kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 sắp tới.

> Báo Trung Quốc cổ súy du lịch trái phép Biển Đông
> Sau thử nghiệm, Trung Quốc gấp rút khai thông tuyến du lịch Hoàng Sa trái phép

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị.

Đây là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đi ngược tinh thần các cuộc trao đổi mà trong đó chính Trung Quốc khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Tân Hoa Xã dẫn lời Phó Chủ tịch Đàm Lực phát biểu như trên tại Diễn đàn Châu Á Bác Ngao (BFA) 2013, theo đó ông này cho biết nhân dân sẽ được phép tới thăm quần đảo trên trong các chuyến du lịch biển.

Thông tin chi tiết về các chuyến du lịch, lượng du khách tiếp đón và số lượng tàu du lịch con được nói là "sẽ được công bố vào cuối ngày."

Mới đầu tháng 4/2013, tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã diễn ra Cuộc họp Quan chức Cao cấp Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)-Trung Quốc lần thứ 19.

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra ngày 2/4 cho biết tại cuộc họp, tất cả các đại biểu tham dự cuộc họp đều nhất trí cùng hợp tác hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Trên thực tế, trong suốt thời gian qua, Trung Quốc liên tiếp có những bước đi gây căng thẳng tại Biển Đông và xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Mới đây nhất, vào ngày 20/3/2013, tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin.

Ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.

Ông Nghị nhấn mạnh: Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Theo TTXVN

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sàn thương mại điện tử 1688 của Trung Quốc ra bản tiếng Việt và ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam Ảnh: Ngọc Linh
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam
TP - Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện bản tiếng Việt, sàn thương mại điện tử bán buôn 1688 của Trung Quốc liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại, tiếp thị nhằm vào người tiêu dùng Việt Nam với mức giá khá rẻ so với các sàn thương mại điện tử trong nước.