Chánh án TANDTC nói về 'chạy' án tham nhũng

Chánh án TANDTC nói về 'chạy' án tham nhũng
TPO – Trong phiên chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, các Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề có hay không việc chạy án tham nhũng, khi tỷ tệ án treo, mức án nhẹ đối với tội phạm này còn nhiều.

> Tiến sỹ chạy án cho 'dân nghiện': Lừa nhau cả chục tỷ đồng

> Bắt giam luật sư lừa chạy án

> Giả công an, lừa đảo tiền chạy án

ĐB Đỗ Văn Đương
ĐB Đỗ Văn Đương.

Mở đầu phiên chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, đại biểu Đỗ Văn Đương (Ủy ban Tư pháp của Quốc hội) đặt vấn đề: Nhìn chung tòa án các cấp xét xử khá nghiêm minh các loại tội phạm, tuy nhiên án về tham nhũng, lợi dụng chức vụ nói chung là ít. Trong các bản án xét xử tội phạm tham nhũng, số bị cáo được hưởng án treo, hình phạt tù quá nhẹ chiếm tỷ lệ cao gấp nhiều lần so với tội phạm khác (Có nơi 45%). Gây hoài nghi, tiêu cực trong dư luận về việc chạy án?

Trả lời vấn đề này, Chánh án TA NDTC Trương Hòa Bình cho biết theo báo cáo của Chánh án tại kỳ họp thứ 4 của QH và báo cáo số 11. Trong việc xét xử của tòa án, chất lượng xét xử thống kê theo hàng năm đã có kết quả đạt tỷ lệ chất lượng xét xử tăng lên. Tuy nhiên vẫn còn có những vụ án, nhất là các vụ án tham nhũng cũng có dư luận đánh giá chưa tốt như việc đưa ra xét xử ít, mức án còn nhẹ.

Chánh án TA NDTC Nguyễn Hòa Bình
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình.

Do tòa án chỉ xét xử những vụ án có Viện Kiểm sát đưa ra truy tố và có cáo trạng. Trên cơ sở đó tòa án mở phiên tòa xét xử. Cho nên việc xử lý các vụ lý tham nhũng, còn liên quan đến quyền công tố của viện Kiểm sát, và trách nhiệm của Cơ quan điều tra.

Riêng đối với việc tòa án đưa ra xét xử cho hưởng án treo với tỷ lệ cao, Chánh án đã giải trình nhiều lần trước QH. Theo báo cáo, hiện nay số lượng án treo, số bị cáo cho hưởng án treo đã giảm rất nhiều, các địa phương cho hưởng án treo có tỷ lệ cao trước kia, hiện nay cũng giảm nhiều.

Đối với việc có hoài nghi về việc chạy án, tiêu cực trong việc xử án tham nhũng. Trước hết, việc xét xử của tòa án, căn cứ vào cáo trạng, và việc truy tố của viện Kiểm sát. Theo quy định của pháp luật, thì phạm vi xét xử của tòa án nằm trọng phạm vi đó.

Theo thống kê trong 3 năm, tòa án đều xét xử nghiêm khắc đối với những kẻ cầm đầu trong án tham nhũng. Tòa án xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Nhưng đồng thời cũng áp dụng chính sách khoan hồng đối với người tự thú, khắc phục hậu quả, tố giác tội phạm, thành thật khai báo… Những tình tiết giảm nhẹ này được tòa án áp dụng. Nhất là với những trường hợp có nhân thân tốt. Trên cơ sở đó để ra phán quyết, bản án đúng người, đúng tội đúng pháp luật.

Đại biểu Đào Thị Xuân Lan
Đại biểu Đào Thị Xuân Lan.

Đại biểu Đào Thị Xuân Lan (Ủy ban Tư pháp Quốc hội) cật vấn: Với nhiệm vụ thực hiện quyền công tố, Tòa án Nhân dân Tối cao đã xử lý như thế nào trong trường hợp phát hiện tòa cho bị cáo hưởng án treo không đúng, nhất là với tội phạm tham nhũng?

Ngành Tòa án có kế hoạch sơ kết tổng kết thi hành nghị quyết về việc hưởng án treo?

Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho biết về việc dư luận hoài nghi có chạy án, cũng là hiện tượng được chúng tôi đã nhiều lần báo cáo với Quốc hội, chúng tôi không loại trừ có tiêu cực trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Chúng tôi cảm ơn các vị đại biểu quan tâm, cơ quan báo chí phản ánh. Mặt trận và các đoàn thể quan tâm. Cũng có nhiều thông tin phản ánh đối với tòa án. Đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm, lãnh đạo tòa án nhân dân tối cao, xử lý tới nơi tới chốn. Bằng cách kỷ luật, không tái bổ nhiệm, điều chuyển công tác khác. Nếu có dấu hiệu hình sự thì phối hợp với cơ quan điều tra làm rõ.

 Trong án tham nhũng, đối với kẻ chủ mưu cầm đầu thì kiên quyết không cho hưởng án treo .

Chánh án Trương Hòa Bình

Vấn đề về án treo với nhóm tội phạm tham nhũng. Như tôi đã báo cáo với QH nhiều lần, việc án treo là một chế định được quy định trong pháp luật hình sự của nước ta.  Tòa án chỉ căn cứ vào quy định của pháp luật để áp dụng. Qua kiểm tra, số lượng bị can được tòa án được hưởng án treo là đúng pháp luật.

Cũng có một số áp dụng không đúng pháp luật, đã được kháng nghị Giám đốc thẩm để xử theo. Chúng tôi đã nghiêm minh xử lý những thẩm phán áp dụng án treo không đúng pháp luật. Như tạm dừng việc tái bổ nhiệm, kiểm điểm, trong quá trình kiểm điểm nếu không có dấu hiệu vi phạm thi mới xem xét bổ nhiệm lại.

Chánh án TANDTC nói về 'chạy' án tham nhũng ảnh 4
Đại biểu Lê Viết Trường.

Đại biểu Lê Việt Trường và đại biểu Đỗ Văn Đương cùng nêu thắc mắc về vấn đề xử án ở cấp Giám đốc thẩm. Tình hình đơn khiếu nại giám đốc thẩm, các vụ dân sự diễn biến rất phức tạp. Lên đỉnh điểm, chiếm tỷ lệ cao. Hằng năm chỉ giải quyết hơn 50% số đơn. Dư luận cho rằng có điều không bình thường, gây bức xúc cho đương sự. Hai ông đề nghị Chánh án làm rõ nguyên nhân: vì sao có những khiếu nại gay gắt kéo dài nhiều năm nhưng không được trả lời, cũng có nhiều vụ sắp hết thời hạn kháng nghị mới kháng nghị. Có những vụ kháng nghị rồi, để đấy kéo dài hai ba năm, trong khi luật định chỉ kéo dài 4 tháng. Ngược lại cũng có những trường hợp vừa kháng nghị xong lại được đưa ra xét xử Giám đốc thẩm ngay. Đặc biệt trong những vụ liên quan tranh chấp nhà đất có giá trị cao hàng tỷ đồng. Dư luận hoài nghi có việc chạy án. Chánh án cho biết giải pháp khắc phục tình trạng trên?

Chánh án Nguyễn Hòa Bình:
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình.

Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình: Báo cáo với các đại biểu QH. Trong thực tế, Giám đốc thẩm, theo quy định của pháp luật hiện nay, tòa án thụ lý tất cả các đơn để giải quyết. Do chất lượng xét xử, cũng do quy định của pháp luật xét xử khá mở, nên nhiều trường hợp tiếp tục khiếu nại, chuyển đơn. Mà chưa có quy định nào tiếp tục khiếu nại và chuyển đơn.

Nhiều vụ án kéo dài nhiều năm, chậm được xử lý. Việc xem lại, khiếu nại, pháp luật cho phép trong thời gian ba năm. Tòa án cố gắng giải quyết trong thời hạn ba năm.

Trong quá trình chất vấn, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu liên tục nhắc nhở yêu cầu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao  Trương Hòa Bình tránh trả lời vòng vo, đi vào trả lời câu hỏi cụ thể của đại biểu.

Sau khi nhận chuyển đơn, tòa án thấy có căn cứ đều giải quyết theo trình tự. Trong trường hợp này có một số vụ án tồn đọng Khi có đơn, đương sự yêu cầu, khi chuyển đơn, tòa án thụ lý. Qua việc thẩm định báo cáo, phát hiện có căn cứ theo quy định của pháp luật. Nếu như chưa có căn cứ,. cho nên quá trình này nhiều vụ án trong thời hạn luật định. Thực tế có vụ án đương sự khiếu nại bức xúc kéo dài. Có những vụ án, tòa án đã giải quyết nhiều lần, nhưng đương sự vẫn khiếu nại bức xúc, thậm chí nhiều lần. Thậm chí, có những vụ án khi xét xử đã mời Ủy ban tư pháp Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, nhưng vẫn khiếu nại. Có những vụ án đương sự khiếu nại, tòa án giải quyết lại theo đúng trình tự Giám đốc thẩm.

Với tình trạng đơn như hiện nay, số lượng Giám đốc thẩm, số lượng kháng nghị rất nhiều. Ở cấp tòa án, một năm chỉ có thể xem xét giải quyết 200 vụ. Mỗi một tháng, hội đồng thẩm phán dành một tuần xử các vụ Giám đốc thẩm. Nhưng số lượng kháng nghị là gần 400 vụ, cho nên có tình trạng không kịp giải quyết xét xử Giám đốc thẩm.

Giải pháp là hội đồng tăng cường phối hợp để giải quyết các vụ án tồn đọng. Làm việc cả ngày thứ 7 để giải quyết số lượng án tồn đọng. Tuy nhiên, lâu dài cơ bản của vấn đề này là làm sao việc kháng nghị ít đi và xây dựng quy định của pháp luật về căn cứ kháng nghị Giám đốc thẩm chặt chẽ hơn.

Hiện nay đã xử lý được 60%, tuy nhiên để giải quyết được con số 40% còn lại, phải tập trung giải quyết và có cơ chế khác giải quyết. Cần xem xét lại quy định của tố tụng, xem xét lại cơ chế giải quyết giám đốc thẩm làm sao cho phù hợp.

5 triệu USD xây dựng Học viện Tòa án

Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, hiện nay đề án thành lập Học viện Tòa án được xây dựng với tổng đầu tư 5 triệu USD chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một xây dựng cơ sở vật chất với số đầu tư 3 triệu USD. Giai đoạn tiếp theo 2 triệu USD.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.