> Tranh cãi buôn bán sừng tê giác: Gia tăng sức ép lên Việt Nam
> Bắt người Việt mang sáu sừng tê giác
Theo thông báo của ban tổ chức hội nghị phát hành ngày 15-3, Việt Nam sẽ có hai tháng để lập và trình kế hoạch đẩy lùi tình trạng buôn lậu và tiêu thụ sừng tê giác lên Ban Thư ký Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Và cho đến trước cuộc họp mùa hè sang năm của CITES, Việt Nam phải chứng tỏ đạt được tiến bộ rõ rệt trong lĩnh vực liên quan.
Nếu không đáp ứng các hạn chót trên, CITES có thể sẽ khởi sự tiến trình trừng phạt cấm xuất nhập khẩu thương mại các loài đối với Việt Nam. Năm 2012, gần 700 con tê giác Nam Phi bị bọn săn trộm giết hại. Riêng hai tháng đầu năm 2013, có 150 con bị giết. Đa số sừng tê giác ở Nam Phi được cho là tiêu thụ ở Việt Nam, chủ yếu để chữa bệnh.
Cùng với Việt Nam, còn có bảy nước khác cũng bị áp đặt lệnh hạn chót nói trên. Đó là Trung Quốc, Kenya, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Uganda và Tanzania. Các nước này bị phê phán chủ yếu liên quan buôn lậu và tiêu thụ các sản phẩm hổ và ngà voi.