Xe bồn cứu… nước

Xe bồn cứu… nước
TP - Biến đổi khí hậu và rừng xanh bị tàn phá dẫn đến độ tương phản giữa hai mùa khô - mưa ngày càng lớn, khiến Đắk Lắk, tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất nước phải đối mặt cơn khát khốc liệt trên hầu hết các huyện, thành phố suốt mùa hạn kéo dài từ tháng 11 năm này đến tháng 5 năm sau.

> Khô hạn bao phủ miền Trung, Tây Nguyên
> Lúa, cà phê chết cháy vì hạn

Gần hai tháng qua, do hệ thống cấp nước thiếu nguồn từ 16.000m³ đến 18.000m3 nước mỗi ngày đêm, nên 55.000 hộ dân có hợp đồng sử dụng nước máy tại thành phố Buôn Ma Thuột phải chịu cảnh cúp nước luân phiên theo lịch nửa ngày có hai ngày cúp.

Nhiều chỗ vùng sâu, miền cao thuộc xã Cư Ebua, phường Khánh Xuân hay cuối phường Thành Nhất, Ea Tam dù đến phiên cấp nước vẫn không có nước, người dân chạy đôn chạy đáo xin mua nước khắp nơi.

Sông Sêrêpôk có đoạn cạn kiệt trơ cả đáy
Sông Sêrêpôk có đoạn cạn kiệt trơ cả đáy.
Hứng và trữ nước bằng đủ loại vật dụng
Hứng và trữ nước bằng đủ loại vật dụng.

Nhằm chữa cháy, Cty TNHH MTV Cấp nước và Đầu tư xây dựng Đắk Lắk đã mở đường dây nóng, lập đội xe cấp nước gồm 2 xe chở loại bồn nhỏ dung tích 1m3 dễ luồn lách, sẵn sàng phục vụ miễn phí khi tiếp nhận thông tin SOS về nước từ người dân.

Anh Trần Hoài Nam, bảo vệ Cty, hằng ngày ngồi trực đường dây nóng, ghi sổ, báo lại để phòng Quản lý mạng lưới cấp nước điều xe. Anh cho biết ngày nào cũng nhận được nhiều cuộc gọi xin xe bồn cấp cứu.

Cà phê héo quắt vì không có nước tưới
Cà phê héo quắt vì không có nước tưới.

Chiều 4-3, đại diện báo Tiền Phong đi cùng đội xe bồn cứu nước xuống xã Cư Ebua, chứng kiến những cánh đồng cà phê khô cháy, nghe người dân kêu trời vì khoan giếng sâu hơn trăm mét vẫn không có nước, những căn nhà nặng mùi vì thiếu nước để rửa bát, tắm giặt, làm vệ sinh…

Ông Nguyễn Đại Ngưỡng, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Lắk, xác nhận: Hiện lượng nước của khoảng 20 sông suối cỡ vừa và lớn trên khắp tỉnh Đắk Lắk đã thấp hơn cùng kỳ các năm trước 30-50%, mực nước ngầm cũng sụt tới vài mét, nên khô khát khắp nơi là điều tất yếu.

May sao, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, khả năng năm nay mùa mưa Tây Nguyên sẽ đến sớm, có thể bắt đầu từ cuối tháng Tư…

Hoàng Thiên Nga

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.