> Tháo gỡ khó khăn bất động sản gắn với xử lý nợ xấu
> 'Bơm' hàng trăm nghìn tỷ đồng cứu bất động sản
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với lãnh đạo Thành phố Hà Nội sáng 19-12. |
Hôm nay, 19 - 12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội và đại diện nhiều bộ ngành.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao phân tích của các bộ ngành và thành phố Hà Nội về tình hình tồn kho bất động sản và nợ xấu. Năm 2013 phải tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát sẽ thấp hơn 2012, tăng trưởng sẽ cao hơn 2012.
Nợ xấu và hàng tồn kho là vẫn đề rất quan trọng, phải được phân tích để xử lý, trong đó có vấn đề nợ xấu trong bất động sản. Tháo gỡ khó khăn cho xã hội, sản xuất cần đồng bộ, nhiều giải pháp.
Phải kiểm soát được kinh tế vi mô mới có thể hạ lãi suất, góp phần giảm khó khăn cho doanh nghiệp. Tồn kho và nợ xấu lớn nhất đến nay là bất động sản.
Theo Thủ tướng, nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, nhưng đầu tiên là vai trò quản lý nhà nước còn yếu, nhất là vấn đề quy hoạch.
“Dân còn nghèo mà quy hoạch toàn nhà to, nhà sang, dẫn đến thừa những loại nhà này và thiếu nhà nhỏ, nhà vừa với sức mua” - Thủ tướng chỉ rõ.
Thứ hai, phải kiểm soát được số lượng dự án phê duyệt. Tính đến nay, số lượng dự án được phê duyệt đã đủ nhà ở cung cấp cho nhu cầu đến năm 2050 rồi! Chiến lược nhà ở của Việt Nam là tăng nhanh diện tích nhà ở, nhưng nhà ở này là cho người thu nhập thấp, người nghèo.
Hiện 94,5% số hộ gia đình ở Việt Nam có nhà ở, là tỷ lệ rất cao so với nhiều quốc gia. Tuy nhiên, Nhà nước phải có chính sách thì người thu nhập thấp, đối tượng chính sách xã hội, cán bộ công nhân viên chức mới có nhà ở.
Tăng cường quản lý
Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu phải tăng cường quản lý nhà nước, rà soát lại quy hoạch, quan tâm nhà ở xã hội, đối tượng xã hội, giảm bớt nhà cao cấp .
Hà Nội và các địa phương tập trung ban hành chính sách phát triển nhà xã hội, tạo thuận lợi và có chính sách khuyến khích nhà đầu tư tham gia lĩnh vực này.
Cần sớm ban hành chính sách cho người được mua, thuê nhà ở xã hội. Lãi suất tín dụng cho lĩnh vực này cũng cần được cân đối giảm xuống thấp hơn.
Cần chọn một số địa phương làm thí điểm chương trình này và dành nguồn tín dụng để cho vay với lãi suất cơ bản. Nếu lạm phát kiểm soát tốt, chỉ còn khoảng 5 - 6%/năm, thì lãi suất cho vay ưu đãi sẽ chỉ khoảng 4 - 5%/năm.
Với nhà xã hội, Thủ tướng yêu cầu Hà Nội, ngoài chính sách chung cần nghiên cứu có chính sách cụ thể để tạo điều kiện cho người thu nhập thấp được cải thiện về nhà ở, tạo ra lượng cầu.
Thủ tướng giao Hà Nội và các bộ ngành khẩn trương nghiên cứu cơ chế chuyển nhà thương mại sang nhà tái định cư.
Về thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư bất động sản, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng cần rà soát, sửa đổi cho phù hợp, thuận tiện hơn.
Bản thân doanh nghiệp cần tính toán lại đầu tư cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Chính phủ sẽ có đề án tổng thể xử lý nợ xấu và xử lý nợ xấu không phải là việc lấy ngân sách ra để xử lý.
Có thể thành lập doanh nghiệp mua lại nợ xấu để giúp doanh nghiệp, ngân hàng vượt qua khó khăn. Cơ cấu lại nợ khoảng 250.000 tỷ đồng nợ xấu.
Giao quyền chủ động cho ngân hàng quyết định cho dự án vay tiếp và ngân hàng chỉ cho vay với dự án sắp hoàn thành sản phẩm và có đầu ra. Giao ngân hàng nhà nước nghiên cứu chính sách cho vay kích cầu nhà xã hội...