Phạt nặng chủ ô tô, xe máy không nộp phí đường bộ

Phạt nặng chủ ô tô, xe máy không nộp phí đường bộ
Mức phạt đối với chủ ô tô và xe máy không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định tại Nghị định 71/2012/NĐ-CP cao gấp 6-8 lần mức phí sử dụng đường bộ mà chủ xe phải nộp cho cả năm.

>Thu phí bảo trì đường bộ từ 1-1 - 2013: Nhiệm vụ bất khả thi

>Chính thức thu phí sử dụng đường bộ từ 1-1-2013

>Thu phí đường bộ từ năm 2013: Lo ngại phí chồng phí?

Đây là mức phạt tương đương mức áp dụng với hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định, dự kiến triển khai từ sau ngày 30/6/2013.

Phạt nặng chủ ô tô, xe máy không nộp phí đường bộ ảnh 1

Theo Thông tư số 197/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính vừa ban hành, kể từ ngày 1/1/2013, chủ các phương tiện xe máy, ôtô sẽ phải nộp phí sử dụng đường bộ.

Với mô-tô, xe có dung tích xylanh dưới 100cc phải nộp từ 50.000 - 100.000 đồng/năm; xe trên 100cc nộp từ 100.000 - 150.000 đồng/năm.

Với ô tô, mức phí thấp nhất là 130.000 đồng/tháng (tương đương 1,56 triệu đồng/năm) áp dụng cho xe từ 10 chỗ ngồi trở xuống đăng ký cá nhân. Mức phí cao nhất là 1,04 triệu đồng/tháng (12,48 triệu/năm) dành cho xe tải, xe chuyên dùng trọng tải trên 27 tấn.

Trong khi đó, Điều 33 của Nghị định 71/2012/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Chủ xe mô-tô, xe gắn máy không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 800.000 - 1.200.000 đồng. Như vậy, mức phạt này cao gấp 6-8 lần mức phí sử dụng đường bộ lẽ ra chủ phương tiện phải nộp theo quy định.

Với chủ xe ô tô con đăng ký cá nhân, mức phạt đối với hành vi không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông là từ 6-8 triệu đồng, cao gấp 6-8 lần mức phí sử dụng đường bộ lẽ ra chủ phương tiện phải nộp theo quy định từ ngày 1/1/2013.

Theo Nhật Minh
Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sàn thương mại điện tử 1688 của Trung Quốc ra bản tiếng Việt và ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam Ảnh: Ngọc Linh
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam
TP - Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện bản tiếng Việt, sàn thương mại điện tử bán buôn 1688 của Trung Quốc liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại, tiếp thị nhằm vào người tiêu dùng Việt Nam với mức giá khá rẻ so với các sàn thương mại điện tử trong nước.